25 giường bệnh cho 10.000 dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc giảm quá tải bệnh viện sẽ được thực hiện từng bước, trước mắt là ở khu phòng khám bệnh và khu điều trị nội trú của các bệnh viện tuyến Trung ương, tập trung vào các chuyên khoa ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch và sản - nhi.
 

Bệnh viện Ung bướu TP. HCM quá tải trầm trọng, bệnh nhân phải nằm gầm giường điều trị.
Bệnh viện Ung bướu TP. HCM quá tải trầm trọng, bệnh nhân phải nằm gầm giường điều trị.

Đó là nội dung được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến công bố trong Hội nghị triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giảm tải bệnh viện, vào ngày 25-3.

Mục tiêu được đặt ra là giảm công suất giường bệnh từ 120% xuống dưới 100% tại các bệnh viện tuyến cuối (ở Hà Nội và TP. HCM) của các chuyên khoa hiện đang quá tải này.

“Cơ bản, ngành y tế sẽ khắc phục tình trạng nằm ghép vào năm 2015 và phấn đấu từ năm 2020 trở đi không còn tình trạng quá tải bệnh viện", Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định.

Theo đó, các biện pháp được Bộ Y tế áp dụng là: thành lập thêm các bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện chuyên khoa đang quá tải; nâng cao công suất sử dụng giường bệnh ở bệnh viện tuyến dưới (nâng công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện tuyến tỉnh đạt 60% năm 2015 và 80% năm 2020); cải tiến quy trình để giảm thời gian và việc bệnh nhân phải “chạy lòng vòng” khi khám bệnh...

Theo thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), hiện nhiều bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối ở Hà Nội và TP. HCM quá tải đến trên 260%.

Phó giáo sư - tiến sĩ Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, cho biết bệnh không lây nhiễm hiện là bệnh hàng đầu gây quá tải bệnh viện.

Hiện nay, ở nước ta số lượng giường thực kê là 24,7 giường bệnh cho 10.000 dân.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm