Các địa phương cần thực hiện tốt phương án 4 tại chỗ, phát huy nội lực, khẩn trương giúp dân khắc phục nhanh hậu quả lũ lụt và chuẩn bị phòng chống hiệu quả siêu bão Megi có khả năng đổ bộ vào nước ta trong vài ngày tới.
Tính đến chiều 18-10, đợt lũ lớn từ ngày 14 đến 18-10 tại các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An đã làm chết 30 người, 200 xã bị ngập với trên 152 nghìn hộ dân bị hư hỏng nhà cửa, hàng vạn nhân khẩu đang cần cứu trợ khẩn cấp.
Ngoài ra, tại tỉnh Thừa Thiên- Huế có 1 người chết và 2 người mất tích do lốc và bất cẩn khi đi qua sông; 1 người mất tích tại Quảng Bình đang được xác minh.
Đặc biệt, sáng 18-10, một chiếc ôtô khách chở 37 người đã bị trôi tại khu vực Hồng Lĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Sau đó, lực lượng chức năng đã cứu được 17 người, 1 người do biết bơi nên đã tự thoát ra khỏi dòng nước lũ và chủ động liên hệ với UBND huyện Nghi Xuân để báo tin, còn 19 người vẫn bị mất tích.
Mấy ngày qua, được sự giúp đỡ của Trung ương, các địa phương vùng lũ đã chủ động triển khai công tác khắc phục hậu quả lũ lụt, di dời dân lên vùng an toàn, tổ chức phân phát lương thực, thuốc men cho dân, không để ai phải đói rét trong những ngày tránh lũ. Tuy nhiên, toàn bộ diện tích cây vụ đông và diện tích nuôi trồng thủy sản của các tỉnh này đã bị nước lũ gây hư hại.
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến giữa ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Trung ương với các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chiều nay, Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Cao Đức Phát- Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương yêu cầu các điạ phương khẩn trương kiểm tra, thống kê thiệt hại, lên kế hoạch triển khai sản xuất ngay các loại cây lương thực ngắn ngày để cứu đói cho dân.
Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các địa phương ngoài việc cứu trợ lương thực thực phẩm, nước uống còn phải chăm lo đến chăn màn, quần áo ấm, thuốc chữa bệnh cho nhân dân, kiên quyết không để bà con nào thiếu ăn, thiếu mặc, chết đói, chết rét.
Đối với cơn bão Megi, đây là cơn bão lớn, hướng đi phức tạp, các cơ quan thông tin, truyền thông cần tăng thời lượng phát sóng, tuyên truyền đến người dân thông tin về cơn bão.
Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và các Bộ, ngành tùy theo chức năng phối hợp với các địa phương khẩn trương kêu gọi tàu thuyền nhanh chóng thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, tìm nơi trú tránh an toàn; rà soát việc di dời dân và có phương án đảm bảo an toàn các khu nuôi trồng thủy sản, dân cư vùng cửa sông, vùng trũng thấp ven sông ven biển. Cần quán triệt phương án "4 tại chỗ", đề phòng nguy cơ sạt lở, lũ quét ở vùng núi.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu: “Ứng phó với cơn bão thì việc đầu tiên và hết sức quan trọng là phải kêu gọi các tàu thuyền vào nơi tránh trú bão an toàn để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân. Đối với 374 tàu thuyền đang ở khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì đề nghị các địa phương nắm bắt lại số lượng tàu thuyền của mình và kiên quyết kêu gọi vào bờ chứ không neo đậu tại vùng Trường Sa và Hoàng Sa nữa, thực hiện công tác neo đậu cho an toàn, tránh trường hợp chúng ta bị thiệt hại ngay tại bờ. Chuẩn bị các lực lượng ở địa phương như dân quân, doanh nghiệp thanh niên, quân đội…để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với cơn bão, để tránh thiệt hại ở mức thấp nhất do cơn bão gây ra…”.
Tính đến chiều 18-10, đợt lũ lớn từ ngày 14 đến 18-10 tại các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An đã làm chết 30 người, 200 xã bị ngập với trên 152 nghìn hộ dân bị hư hỏng nhà cửa, hàng vạn nhân khẩu đang cần cứu trợ khẩn cấp.
Hàng ngàn ngôi nhà bị ngập sâu |
Đặc biệt, sáng 18-10, một chiếc ôtô khách chở 37 người đã bị trôi tại khu vực Hồng Lĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Sau đó, lực lượng chức năng đã cứu được 17 người, 1 người do biết bơi nên đã tự thoát ra khỏi dòng nước lũ và chủ động liên hệ với UBND huyện Nghi Xuân để báo tin, còn 19 người vẫn bị mất tích.
Mấy ngày qua, được sự giúp đỡ của Trung ương, các địa phương vùng lũ đã chủ động triển khai công tác khắc phục hậu quả lũ lụt, di dời dân lên vùng an toàn, tổ chức phân phát lương thực, thuốc men cho dân, không để ai phải đói rét trong những ngày tránh lũ. Tuy nhiên, toàn bộ diện tích cây vụ đông và diện tích nuôi trồng thủy sản của các tỉnh này đã bị nước lũ gây hư hại.
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến giữa ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Trung ương với các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chiều nay, Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Cao Đức Phát- Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương yêu cầu các điạ phương khẩn trương kiểm tra, thống kê thiệt hại, lên kế hoạch triển khai sản xuất ngay các loại cây lương thực ngắn ngày để cứu đói cho dân.
Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các địa phương ngoài việc cứu trợ lương thực thực phẩm, nước uống còn phải chăm lo đến chăn màn, quần áo ấm, thuốc chữa bệnh cho nhân dân, kiên quyết không để bà con nào thiếu ăn, thiếu mặc, chết đói, chết rét.
Đối với cơn bão Megi, đây là cơn bão lớn, hướng đi phức tạp, các cơ quan thông tin, truyền thông cần tăng thời lượng phát sóng, tuyên truyền đến người dân thông tin về cơn bão.
Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và các Bộ, ngành tùy theo chức năng phối hợp với các địa phương khẩn trương kêu gọi tàu thuyền nhanh chóng thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, tìm nơi trú tránh an toàn; rà soát việc di dời dân và có phương án đảm bảo an toàn các khu nuôi trồng thủy sản, dân cư vùng cửa sông, vùng trũng thấp ven sông ven biển. Cần quán triệt phương án "4 tại chỗ", đề phòng nguy cơ sạt lở, lũ quét ở vùng núi.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu: “Ứng phó với cơn bão thì việc đầu tiên và hết sức quan trọng là phải kêu gọi các tàu thuyền vào nơi tránh trú bão an toàn để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân. Đối với 374 tàu thuyền đang ở khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì đề nghị các địa phương nắm bắt lại số lượng tàu thuyền của mình và kiên quyết kêu gọi vào bờ chứ không neo đậu tại vùng Trường Sa và Hoàng Sa nữa, thực hiện công tác neo đậu cho an toàn, tránh trường hợp chúng ta bị thiệt hại ngay tại bờ. Chuẩn bị các lực lượng ở địa phương như dân quân, doanh nghiệp thanh niên, quân đội…để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với cơn bão, để tránh thiệt hại ở mức thấp nhất do cơn bão gây ra…”.
Theo VOV