Ngày 20-11, Ủy ban Kết nghĩa thành phố San Francisco- thành phố Hồ Chí Minh đã trao Giải cống hiến vì cộng đồng cho 9 công dân Việt Nam tiêu biểu.
Các công dân này bao gồm: Giáo sư Trần Văn Khê, nhạc sỹ Phạm Duy, doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến, nhà văn Trần Thùy Mai, giáo sư- tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Chúc, tiến sỹ- bác sỹ Phạm Hùng Vân, phó giáo sư- tiến sỹ Trần Thị Minh Diễm, bác sỹ Trương Thìn và giáo sư- tiến sỹ- bác sỹ Nguyễn Đức Hinh.
“Giải thưởng sự nghiệp trọn đời về Âm nhạc cổ truyền” đã được trao cho giáo sư Trần Văn Khê vì những cống hiến to lớn của ông cho nền âm nhạc cổ truyền dân tộc. Trong khi đó, nhạc sỹ Phạm Duy được nhận “Giải thưởng sự nghiệp trọn đời về Âm nhạc Việt Nam”. Ông được công chúng biết đến rộng rãi không chỉ bởi những tác phẩm quen thuộc, sự đồ sộ và đa dạng về thể loại mà còn vì nhiều công trình khảo cứu âm nhạc có giá trị.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo, giáo sư- tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Chúc, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Y học Gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội và giáo sư- tiến sỹ Trần Thị Minh Diễm cùng nhận “Giải thưởng Nhân đạo”.
Năm 2011 bà Đặng Thị Hoàng Yến đã thực hiện chương trình từ thiện tiêm vắcxin phòng-chống bệnh viêm gan siêu vi B cho 18.500 trẻ em tỉnh Long An.
Giáo sư- tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Chúc đã tham gia tiêm vắcxin phòng chống bệnh viêm gan siêu vi B cho gần 1.500 trẻ em huyện Ba Vì, Hà Nội. Giáo sư- tiến sỹ Trần Thị Minh Diễm cùng đồng nghiệp đã tập trung vào ứng dụng chẩn đoán huyết thanh học trong các bệnh lý tự miễn, đặc biệt là bệnh tự miễn hệ thống, bệnh lý nhiễm trùng, vi rút viêm gan B tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
“Giải thưởng Văn chương” được trao cho nhà văn Trần Thùy Mai, tác giả của nhiều tác phẩm quen thuộc như “Về biển khơi”, “Đêm tái sinh”, “Cỏ hát”, “Thị trấn hoa dã quỳ vàng”… được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Nhật, Pháp và được chuyển thể thành phim.
Tiến sỹ- bác sỹ Phạm Hùng Vân, Giảng viên Y khoa, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh nhận Giải thưởng Sinh học phân tử. Ông là người phát triển kỹ thuật PCR thành phương tiện chẩn đoán thường quy để phát hiện các tác nhân vi sinh gây bệnh trong các bệnh phẩm khác nhau. “Giải thưởng Y học tổng hợp” được trao cho bác sỹ Trương Thìn, Chủ tịch Hội Đông y và Hội Châm cứu Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông đã kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong phương thức chữa bệnh. Gần 30 năm công tác trong ngành y khoa, Giáo sư- tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Đức Hinh đã có nhiều đóng góp cho nền y học nước nhà, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Với những thành tích nói trên, giáo sư-tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Đức Hinh đã được trao “Giải thưởng Nghệ thuật lãnh đạo”.
Các giải thưởng nói trên được Ủy ban Kết nghĩa thành phố San Francisco- Thành phố Hồ Chí Minh sáng lập trong năm 2011- năm đầu tiên của giải thưởng này. Việc xét chọn người nhận giải dựa vào những cống hiến không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời của họ hoặc những thành tựu nổi bật trong sự nghiệp, hoạt động từ thiện nhân đạo.
Giải thưởng được trao cho các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực phòng chống viêm gan siêu vi B, sinh y học, y tế cộng đồng, văn học nghệ thuật và các sáng tạo vì mục đích phục vụ cộng đồng.
Các công dân này bao gồm: Giáo sư Trần Văn Khê, nhạc sỹ Phạm Duy, doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến, nhà văn Trần Thùy Mai, giáo sư- tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Chúc, tiến sỹ- bác sỹ Phạm Hùng Vân, phó giáo sư- tiến sỹ Trần Thị Minh Diễm, bác sỹ Trương Thìn và giáo sư- tiến sỹ- bác sỹ Nguyễn Đức Hinh.
Giáo sư Trần Văn Khê, một trong 9 công dân Việt Nam được trao giải thưởng cống hiến vì cộng đồng năm 2011. |
Bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo, giáo sư- tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Chúc, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Y học Gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội và giáo sư- tiến sỹ Trần Thị Minh Diễm cùng nhận “Giải thưởng Nhân đạo”.
Năm 2011 bà Đặng Thị Hoàng Yến đã thực hiện chương trình từ thiện tiêm vắcxin phòng-chống bệnh viêm gan siêu vi B cho 18.500 trẻ em tỉnh Long An.
Giáo sư- tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Chúc đã tham gia tiêm vắcxin phòng chống bệnh viêm gan siêu vi B cho gần 1.500 trẻ em huyện Ba Vì, Hà Nội. Giáo sư- tiến sỹ Trần Thị Minh Diễm cùng đồng nghiệp đã tập trung vào ứng dụng chẩn đoán huyết thanh học trong các bệnh lý tự miễn, đặc biệt là bệnh tự miễn hệ thống, bệnh lý nhiễm trùng, vi rút viêm gan B tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
“Giải thưởng Văn chương” được trao cho nhà văn Trần Thùy Mai, tác giả của nhiều tác phẩm quen thuộc như “Về biển khơi”, “Đêm tái sinh”, “Cỏ hát”, “Thị trấn hoa dã quỳ vàng”… được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Nhật, Pháp và được chuyển thể thành phim.
Tiến sỹ- bác sỹ Phạm Hùng Vân, Giảng viên Y khoa, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh nhận Giải thưởng Sinh học phân tử. Ông là người phát triển kỹ thuật PCR thành phương tiện chẩn đoán thường quy để phát hiện các tác nhân vi sinh gây bệnh trong các bệnh phẩm khác nhau. “Giải thưởng Y học tổng hợp” được trao cho bác sỹ Trương Thìn, Chủ tịch Hội Đông y và Hội Châm cứu Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông đã kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong phương thức chữa bệnh. Gần 30 năm công tác trong ngành y khoa, Giáo sư- tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Đức Hinh đã có nhiều đóng góp cho nền y học nước nhà, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Với những thành tích nói trên, giáo sư-tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Đức Hinh đã được trao “Giải thưởng Nghệ thuật lãnh đạo”.
Các giải thưởng nói trên được Ủy ban Kết nghĩa thành phố San Francisco- Thành phố Hồ Chí Minh sáng lập trong năm 2011- năm đầu tiên của giải thưởng này. Việc xét chọn người nhận giải dựa vào những cống hiến không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời của họ hoặc những thành tựu nổi bật trong sự nghiệp, hoạt động từ thiện nhân đạo.
Giải thưởng được trao cho các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực phòng chống viêm gan siêu vi B, sinh y học, y tế cộng đồng, văn học nghệ thuật và các sáng tạo vì mục đích phục vụ cộng đồng.
Theo TTXVN