Ngày 9-4, tại Hà Nội, Hội nghị cấp cao ASEAN 16 đã chính thức bế mạc sau hai ngày làm việc, với việc thông qua hai bản Tuyên bố và đề ra được định hướng quan trọng cho hợp tác ASEAN trong năm 2010.
Chủ trì cuộc họp báo kết thúc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch ASEAN 2010 khẳng định trên cương vị Chủ tịch, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, tích cực cùng các nước thành viên ASEAN trong việc đề xuất các sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác ASEAN, thể hiện qua 2 Tuyên bố về Phục hồi-Phát triển Bền vững và Tuyên bố về Biến đổi khí hậu được thông qua tại hội nghị lần này.
Thủ tướng cho biết tại hội nghị lần này, các đại biểu đã tập trung trao đổi bốn vấn đề chính bao gồm triển khai Hiến chương và xây dựng Cộng đồng ASEAN; hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu; quan hệ đối ngoại của ASEAN và vai trò ASEAN ở khu vực; các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Về xây dựng cộng đồng và triển khai hiến chương, hội nghị khẳng định lại quyết tâm đẩy mạnh hành động hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chương trình/kế hoạch thông qua các biện pháp cụ thể, nhất là tăng cường công tác giám sát việc thực thi và huy động nguồn lực; khẩn trương đưa Hiến chương ASEAN đi vào cuộc sống, trong đó tập trung hoàn thiện bộ máy tổ chức, hoàn tất các văn bản bổ trợ để tạo khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động của ASEAN.
Về phục hồi kinh tế và phát triển bền vững, hội nghị nhất trí thông qua “Tuyên bố ASEAN về Phục hồi và Phát triển bền vững,” trong đó đề ra phương hướng và biện pháp hợp tác ASEAN thông qua việc thực hiện hiệu quả các thỏa thuận đã có, coi trọng gắn kết mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội cũng như đẩy mạnh giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; đồng thời tăng cường hợp tác kinh tế-tài chính Đông Á, đóng góp vào nỗ lực toàn cầu cho phục hồi và phát triển bền vững.
ASEAN cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai Sáng kiến Kết nối khu vực (IAI) để tạo nền tảng kết nối về hạ tầng cả phần cứng và phần mềm, hỗ trợ tăng cường liên kết kinh tế và xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Trong vấn đề hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu, hội nghị đã thông qua “Tuyên bố ASEAN về ứng phó với biến đổi khí hậu.”
ASEAN sẽ gia tăng hợp tác, thông qua kế hoạch và biện pháp cụ thể, gắn kết với các chương trình hành động quốc gia; đồng thời cam kết đóng góp tích cực cho nỗ lực chung toàn cầu hướng tới đạt một thỏa thuận quốc tế có tính ràng buộc pháp lý về biến đổi khí hậu.
Tuyên bố cũng hoan nghênh hợp tác ở Mekong và các tiểu vùng khác trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Về vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực, hội nghị cũng nhất trí cần tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực đang nổi lên.
Bên cạnh việc tiếp tục tăng cường liên kết ASEAN, ASEAN cần đồng thời đẩy mạnh quan hệ đối ngoại của hiệp hội với các đối tác thông qua các khuôn khổ hợp tác ASEAN+1, tăng cường hoạt động của các diễn đàn khu vực hiện có trong đó ASEAN giữ vai trò chủ đạo, như ASEAN+3, EAS, ARF…
EAS là diễn đàn mở và thu nạp, do vậy, ASEAN sẽ nghiên cứu cách thức cụ thể để Nga và Mỹ có thể tham gia vào cấu trúc khu vực, kể cả khả năng gắn kết với Cấp cao Đông Á (EAS) theo mức độ và hình thức phù hợp.
Lãnh đạo ASEAN đồng ý việc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng theo công thức ASEAN+8, để giúp tăng cường quan hệ hợp tác về quốc phòng và an ninh giữa ASEAN với các đối tác.
ASEAN hoan nghênh các sáng kiến và đề xuất về hợp tác khu vực, song khẳng đinh việc lập bất kỳ cơ chế mới nào cần phải bổ trợ và dựa trên các khuôn khổ hiện có, đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.
Với việc nhất trí tăng cường phối hợp lập trường trong ASEAN về các vấn đề khu vực và toàn cầu cũng như tại các diễn đàn quốc tế, các nước ASEAN ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam, với tư cách Chủ tịch ASEAN, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm G-20 trong năm 2010 và Chủ tịch ASEAN sẽ tiếp tục tham dự G-20 như một cơ chế thường xuyên.
Chủ trì cuộc họp báo kết thúc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch ASEAN 2010 khẳng định trên cương vị Chủ tịch, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, tích cực cùng các nước thành viên ASEAN trong việc đề xuất các sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác ASEAN, thể hiện qua 2 Tuyên bố về Phục hồi-Phát triển Bền vững và Tuyên bố về Biến đổi khí hậu được thông qua tại hội nghị lần này.
Thủ tướng cho biết tại hội nghị lần này, các đại biểu đã tập trung trao đổi bốn vấn đề chính bao gồm triển khai Hiến chương và xây dựng Cộng đồng ASEAN; hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu; quan hệ đối ngoại của ASEAN và vai trò ASEAN ở khu vực; các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng, Chủ tịch ASEAN 2010 phát biểu tại lễ khai mạc. |
Về phục hồi kinh tế và phát triển bền vững, hội nghị nhất trí thông qua “Tuyên bố ASEAN về Phục hồi và Phát triển bền vững,” trong đó đề ra phương hướng và biện pháp hợp tác ASEAN thông qua việc thực hiện hiệu quả các thỏa thuận đã có, coi trọng gắn kết mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội cũng như đẩy mạnh giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; đồng thời tăng cường hợp tác kinh tế-tài chính Đông Á, đóng góp vào nỗ lực toàn cầu cho phục hồi và phát triển bền vững.
ASEAN cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai Sáng kiến Kết nối khu vực (IAI) để tạo nền tảng kết nối về hạ tầng cả phần cứng và phần mềm, hỗ trợ tăng cường liên kết kinh tế và xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Trong vấn đề hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu, hội nghị đã thông qua “Tuyên bố ASEAN về ứng phó với biến đổi khí hậu.”
ASEAN sẽ gia tăng hợp tác, thông qua kế hoạch và biện pháp cụ thể, gắn kết với các chương trình hành động quốc gia; đồng thời cam kết đóng góp tích cực cho nỗ lực chung toàn cầu hướng tới đạt một thỏa thuận quốc tế có tính ràng buộc pháp lý về biến đổi khí hậu.
Tuyên bố cũng hoan nghênh hợp tác ở Mekong và các tiểu vùng khác trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Về vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực, hội nghị cũng nhất trí cần tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực đang nổi lên.
Bên cạnh việc tiếp tục tăng cường liên kết ASEAN, ASEAN cần đồng thời đẩy mạnh quan hệ đối ngoại của hiệp hội với các đối tác thông qua các khuôn khổ hợp tác ASEAN+1, tăng cường hoạt động của các diễn đàn khu vực hiện có trong đó ASEAN giữ vai trò chủ đạo, như ASEAN+3, EAS, ARF…
EAS là diễn đàn mở và thu nạp, do vậy, ASEAN sẽ nghiên cứu cách thức cụ thể để Nga và Mỹ có thể tham gia vào cấu trúc khu vực, kể cả khả năng gắn kết với Cấp cao Đông Á (EAS) theo mức độ và hình thức phù hợp.
Lãnh đạo ASEAN đồng ý việc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng theo công thức ASEAN+8, để giúp tăng cường quan hệ hợp tác về quốc phòng và an ninh giữa ASEAN với các đối tác.
ASEAN hoan nghênh các sáng kiến và đề xuất về hợp tác khu vực, song khẳng đinh việc lập bất kỳ cơ chế mới nào cần phải bổ trợ và dựa trên các khuôn khổ hiện có, đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.
Với việc nhất trí tăng cường phối hợp lập trường trong ASEAN về các vấn đề khu vực và toàn cầu cũng như tại các diễn đàn quốc tế, các nước ASEAN ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam, với tư cách Chủ tịch ASEAN, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm G-20 trong năm 2010 và Chủ tịch ASEAN sẽ tiếp tục tham dự G-20 như một cơ chế thường xuyên.
Theo TTXVN