Cho đến nay, các chuyên gia y tế cho biết các biến thể Covid-19 mới có thể lây lan nhanh hơn và thoát khỏi hệ thống miễn dịch một cách dễ dàng, theo tờ Times Of India.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ một điều nghiêm trọng hơn.
Biến thể Covid-19 mới có thể lây nhiễm vào các tế bào ở vùng dưới phổi và gây ra bệnh nặng |
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Cell, một trong những biến thể Covid-19 mới đang chiếm ưu thế ở một số quốc gia hiện nay, có thể lây nhiễm sâu trong phổi và có khả năng liên kết với màng tế bào của vật chủ hiệu quả hơn. Đây là hai đặc điểm liên quan đến triệu chứng bệnh nặng.
Đó là biến thể Covid-19 nào?
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu biến thể Pirola, còn gọi là BA.2.86. Đây là tổ tiên của biến thể JN.1, hiện lây lan nhanh nhiều quốc gia và có khoảng 60 đột biến protein gai so với virus Corona ban đầu. Chúng cũng có nhiều hơn 30 đột biến so với biến thể BA.2 và biến thể XBB.1.5.
Biến thể Pirola hoặc BA.2.86 có thể lây nhiễm vào các tế bào ở phần sâu trong phổi, theo Times Of India.
Tại Mỹ, JN.1 chiếm đến 62% số ca nhiễm Covid-19 gần đây. Ảnh: Shutterstock |
Tác giả nghiên cứu chính, giáo sư - tiến sĩ Shan Lu Liu, làm việc tại khoa Nhiễm trùng và miễn dịch, thuộc Trường Y Đại học Florida (Mỹ), cho biết: BA.2.86 dường như đã làm tăng khả năng lây nhiễm của các tế bào biểu mô phổi cao hơn so với các biến thể Omicron khác, vì vậy điều đó hơi đáng lo ngại.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phân loại BA.2.86 và các dòng phụ là "các biến thể được quan tâm". Tại Mỹ, JN.1 chiếm đến 62% số ca nhiễm Covid-19 gần đây.
Giám sát các biến thể là rất quan trọng
Giáo sư Liu cho biết, chúng ta biết rằng virus Corona có xu hướng tái tổ hợp virus, điều này dẫn đến các biến thể mới với số lượng đột biến khổng lồ có thể làm tăng khả năng trốn tránh miễn dịch cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đó là lý do tại sao việc giám sát các biến thể vẫn rất quan trọng.