Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã có 610 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có một ca tử vong. Bệnh tập trung chủ yếu ở các huyện Trần Văn Thời 118 ca, Cái Nước 111 ca, TP Cà Mau 103 ca... và đang có chiều hướng tăng mạnh.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, diễn biến dịch bệnh xuất hiện chủ yều tại các ổ dịch cũ trước đây; đồng thời số bệnh nhân mắc bệnh đã tăng gấp mười lần so với cùng kỳ năm 2010.
Năm nay, bắt đầu lại chu kỳ tái xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết. Điều tra dịch tễ, côn trùng để đánh giá tình hình dịch bệnh cho thấy, hiện mật độ muỗi lây truyền bệnh tăng bất thường cùng với thời tiết diễn biến thất thường là nguyên nhân dẫn đến khả năng dịch bệnh sẽ tăng mạnh trong trong thời gian tới, nhất là những tháng đầu mùa mưa.
Do đó, các địa phương cần tăng cường các biện pháp như tập trung diệt muỗi, diệt lăng quăng; phát quang bụi rậm, tạo môi trường thông thoáng; khuyến khích các hộ gia đình nuôi cá lia thia, cá bảy màu và phải đậy kín các dụng cụ chứa nước để không cho muỗi sinh sản, nhằm hạn chế mầm bệnh phát tán ra diện rộng.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, diễn biến dịch bệnh xuất hiện chủ yều tại các ổ dịch cũ trước đây; đồng thời số bệnh nhân mắc bệnh đã tăng gấp mười lần so với cùng kỳ năm 2010.
Năm nay, bắt đầu lại chu kỳ tái xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết. Điều tra dịch tễ, côn trùng để đánh giá tình hình dịch bệnh cho thấy, hiện mật độ muỗi lây truyền bệnh tăng bất thường cùng với thời tiết diễn biến thất thường là nguyên nhân dẫn đến khả năng dịch bệnh sẽ tăng mạnh trong trong thời gian tới, nhất là những tháng đầu mùa mưa.
Do đó, các địa phương cần tăng cường các biện pháp như tập trung diệt muỗi, diệt lăng quăng; phát quang bụi rậm, tạo môi trường thông thoáng; khuyến khích các hộ gia đình nuôi cá lia thia, cá bảy màu và phải đậy kín các dụng cụ chứa nước để không cho muỗi sinh sản, nhằm hạn chế mầm bệnh phát tán ra diện rộng.
Theo Nhandan