Qui định này nhằm siết chặt quản lý bán xăng dầu tại khu vực biên giới, tránh buôn lậu diễn biến phức tạp như thời gian qua.
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư Hướng dẫn quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới nhằm đẩy lùi tình trạng buôn lậu xăng dầu. Thời gian bán xăng dầu của các cửa hàng bán lẻ tại khu vực biên giới được quy định từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày. Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể điều chỉnh thời gian bán xăng dầu để để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Thông tư quy định, trường hợp bán cho các đối tượng tiêu dùng có tổng giá trị thanh toán mỗi lần từ 200 nghìn đồng trở lên, cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới phải lập hóa đơn, ghi rõ tên, địa chỉ người mua xăng dầu. Nếu khách hàng mua dưới 200 nghìn đồng, người bán không cần lập hóa đơn chứng từ; Lượng bán xăng, dầu tối đa cho mỗi phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, không được vượt quá 50 lít mỗi lần trong một ngày. Lượng tối đa cho đường thủy là 100 lít mỗi lần một ngày. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được phép điều chỉnh tăng lượng bán xăng, dầu nhưng không quá 20% đối với từng loại phương tiện cụ thể và phải báo cáo với Bộ Công thương.
Khi bán lẻ xăng dầu cho phương tiện vãng lai nước ngoài, các đơn vị bán hàng phải bơm trực tiếp vào bình chứa chính, không bơm vào các dụng cụ chứa đựng khác, kể cả bình phụ chứa nhiên liệu gắn ở phương tiện. Các cửa hàng phải lập hóa đơn, ghi rõ biển kiểm soát của phương tiện. Thương nhân kinh doanh xăng dầu có cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới phải lập danh sách báo cáo Sở Công Thương. Trường hợp có sự thay đổi về cửa hàng bán lẻ về hình thức chủ sở hữu, nguồn xăng dầu cung ứng, ngừng kinh doanh dài hạn phải gửi báo cáo bổ sung về Sở Công Thương trong thời hạn 5 ngày kể từ thời điểm thay đổi.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15-9 tới.
Thông tư quy định, trường hợp bán cho các đối tượng tiêu dùng có tổng giá trị thanh toán mỗi lần từ 200 nghìn đồng trở lên, cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới phải lập hóa đơn, ghi rõ tên, địa chỉ người mua xăng dầu. Nếu khách hàng mua dưới 200 nghìn đồng, người bán không cần lập hóa đơn chứng từ; Lượng bán xăng, dầu tối đa cho mỗi phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, không được vượt quá 50 lít mỗi lần trong một ngày. Lượng tối đa cho đường thủy là 100 lít mỗi lần một ngày. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được phép điều chỉnh tăng lượng bán xăng, dầu nhưng không quá 20% đối với từng loại phương tiện cụ thể và phải báo cáo với Bộ Công thương.
Khi bán lẻ xăng dầu cho phương tiện vãng lai nước ngoài, các đơn vị bán hàng phải bơm trực tiếp vào bình chứa chính, không bơm vào các dụng cụ chứa đựng khác, kể cả bình phụ chứa nhiên liệu gắn ở phương tiện. Các cửa hàng phải lập hóa đơn, ghi rõ biển kiểm soát của phương tiện. Thương nhân kinh doanh xăng dầu có cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới phải lập danh sách báo cáo Sở Công Thương. Trường hợp có sự thay đổi về cửa hàng bán lẻ về hình thức chủ sở hữu, nguồn xăng dầu cung ứng, ngừng kinh doanh dài hạn phải gửi báo cáo bổ sung về Sở Công Thương trong thời hạn 5 ngày kể từ thời điểm thay đổi.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15-9 tới.
Theo VOV