Cánh đồng lúa nước 2 vụ xã Chư Jô (huyện Chư Pah) rộng 370 ha giải quyết nguồn lương thực tại chỗ cho nông dân các xã: Chư Jô (huyện Chư Pah), Hà Bầu (huyện Đak Đoa), Tân Sơn (TP. Pleiku) đang bước vào cuối vụ thu hoạch.
Ông Trịnh Văn Tuyên- Chủ tịch UBND xã Chư Jô khẳng định: Công trình đã giải quyết cơ bản nước tưới cho diện tích lúa nước 2 vụ trên địa bàn xã, tạo điều kiện cho nông dân gieo trồng đúng thời vụ, cây lúa phát triển tốt, năng suất tăng lên, tạo nguồn lương thực tại chỗ giải quyết cuộc sống thường ngày của người dân. Hiệu quả của công trình thủy lợi hồ chứa nước Tân Sơn đối với phát triển nông nghiệp của xã Chư Jô thấy rõ. Song hiện tại xã vẫn còn gần 600 ha đất trồng lúa 1 vụ, cây công nghiệp nằm gần chân núi, còn lệ thuộc nước trời, năng suất không ổn định. Vì thế, nguyện vọng của nông dân là cơ quan có thẩm quyền xem xét tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống kênh mương nội đồng dẫn nước về tưới cho diện tích này, tạo điều kiện cho nông dân khai thác tối đa quỹ đất.
Không chỉ cánh đồng xã Chư Jô mà hàng trăm ha lúa nước, cà phê của các xã: Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah), Biển Hồ, Tân Sơn (TP. Pleiku) được hưởng lợi từ công trình hồ chứa nước thủy lợi Tân Sơn đứng chân trên địa bàn xã Tân Sơn (TP. Pleiku). Lòng hồ rộng được bao bọc bởi các ngọn núi xuôi theo hệ thống kênh mương chính dài 2,5 km đưa nước về tưới cho diện tích trên 400 ha cây trồng ngắn và dài ngày, trong đó lúa nước 2 vụ chiếm 90% diện tích vùng tưới, tạo nên những vụ lúa bội thu với năng suất bình quân đạt 57-59 tạ/ha. Do nằm trong lưu vực nguồn nước Biển Hồ nên công trình thủy lợi này có sự hỗ trợ nguồn nước lẫn nhau cung ứng cho cây trồng mùa hạn. Cơn đại hạn cuối năm 2010 đầu năm 2011 làm hàng trăm ha cây trồng tại địa bàn xã Ia Sao thiếu nước tưới. Tình cảnh cây trồng “khát” nước chỉ được giảm nhiệt khi công trình hồ chứa nước thủy lợi Tân Sơn điều tiết 0,8 triệu m3 nước, duy trì sự sinh trưởng, phát triển cây trồng nơi đây.
Rõ ràng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ phân bổ hơn 60 tỷ đồng xây dựng công trình hồ chứa nước Tân Sơn từ năm 2007, đưa vào khai thác năm 2010 đã khẳng định giá trị đồng vốn đầu tư. Tuy nhiên, theo tính toán của lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi- đơn vị quản lý, khai thác công trình hồ chứa nước Tân Sơn thì công trình này sẽ còn phát huy hiệu quả hơn nữa khi được đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng đưa nước về tưới cho cây trồng phát huy hết năng lực tưới thiết kế của công trình là 850 ha. Tiếp đến là đầu tư nâng cao trình mặt đập thêm từ 2 mét đến 4 mét so với cao trình mặt đập hiện tại, lượng nước tích trữ lòng hồ sẽ tăng thêm 1 triệu m3.
Ông Trịnh Văn Tuyên- Chủ tịch UBND xã Chư Jô khẳng định: Công trình đã giải quyết cơ bản nước tưới cho diện tích lúa nước 2 vụ trên địa bàn xã, tạo điều kiện cho nông dân gieo trồng đúng thời vụ, cây lúa phát triển tốt, năng suất tăng lên, tạo nguồn lương thực tại chỗ giải quyết cuộc sống thường ngày của người dân. Hiệu quả của công trình thủy lợi hồ chứa nước Tân Sơn đối với phát triển nông nghiệp của xã Chư Jô thấy rõ. Song hiện tại xã vẫn còn gần 600 ha đất trồng lúa 1 vụ, cây công nghiệp nằm gần chân núi, còn lệ thuộc nước trời, năng suất không ổn định. Vì thế, nguyện vọng của nông dân là cơ quan có thẩm quyền xem xét tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống kênh mương nội đồng dẫn nước về tưới cho diện tích này, tạo điều kiện cho nông dân khai thác tối đa quỹ đất.
Ảnh: Quang Dũng |
Rõ ràng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ phân bổ hơn 60 tỷ đồng xây dựng công trình hồ chứa nước Tân Sơn từ năm 2007, đưa vào khai thác năm 2010 đã khẳng định giá trị đồng vốn đầu tư. Tuy nhiên, theo tính toán của lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi- đơn vị quản lý, khai thác công trình hồ chứa nước Tân Sơn thì công trình này sẽ còn phát huy hiệu quả hơn nữa khi được đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng đưa nước về tưới cho cây trồng phát huy hết năng lực tưới thiết kế của công trình là 850 ha. Tiếp đến là đầu tư nâng cao trình mặt đập thêm từ 2 mét đến 4 mét so với cao trình mặt đập hiện tại, lượng nước tích trữ lòng hồ sẽ tăng thêm 1 triệu m3.
Nguồn nước tích trữ thêm này sẽ điều tiết sang hồ B (Biển Hồ), tưới cho cây trồng ngắn và dài ngày trong khu vực. Tiếp nữa, việc nâng cao trình mặt đập, ổn định mực nước là điều kiện để xây dựng chiến lược liên doanh, liên kết giữa Xí nghiệp Nuôi trồng Thủy sản của đơn vị với tổ chức nông dân hoặc Hợp tác xã để nuôi trồng thủy sản. Hoàn thiện hệ thống giao thông, điện chiếu sáng vào công trình đảm bảo yêu cầu quản lý an toàn công trình, nhất là vào mùa mưa bão cũng là một yêu cầu. Sự hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở, tiềm năng mặt hồ, những dãy núi bao bọc công trình tạo điều kiện để phát triển loại hình du lịch sinh thái… Việc nâng cao trình mặt đập, hệ thống kênh mương nội đồng, điện, đường giao thông cần nguồn vốn đầu tư hơn 18 tỷ đồng. Nguồn vốn này nằm ngoài khả năng của đơn vị quản lý, khai thác công trình hồ chứa thủy lợi Tân Sơn nên rất cần sự quan tâm của tỉnh.
Quang Văn