Sau một năm thực hiện đề án “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị” trên địa bàn TP. Pleiku, Chư Á- một xã vùng ven của thành phố đã có những bước chuyển mình rõ rệt. Mỗi người dân đều tự giác nâng cao ý thức xây dựng nếp sống mới, từ việc chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống…
Mỗi thôn làng đều có những con đường liên thôn sạch đẹp khang trang, 100% hộ dân ký cam kết thực hiện 20 điều trong quy ước xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Kết quả, năm 2010 có 1.520/1.729 hộ được công nhận gia đình văn hóa; 11/14 thôn làng đạt thôn làng văn hóa.
Dành thời gian đi thăm các thôn làng của xã Chư Á, chúng tôi mới cảm nhận hết được sự đổi thay mạnh mẽ ở nơi này. Từ thôn 1, 2, 3, 4 đến các làng Wâu, Do, Mơ Nú, Nha Hyơn… đâu đâu chúng tôi cũng gặp sự gọn gàng, ngăn nắp, nền nếp toát lên từ mỗi hộ gia đình. Trẻ con gặp người lớn biết chào hỏi lễ phép, thanh niên khi tham gia giao thông đã quen với việc đội mũ bảo hiểm, không chở 3, không lạng lách. Các hộ gia đình đều có hầm rác tự hủy, có nhà vệ sinh đảm bảo môi trường. Các hộ sinh sống và kinh doanh dọc quốc lộ và các tuyến đường thuộc Công ty Công trình Đô thị thu gom rác đã đăng ký thu gom, cam kết không vứt rác bừa bãi. Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán, đậu đỗ xe trái phép giảm đáng kể; phần lớn người dân tự tháo dỡ các biển quảng cáo, mái che, tường rào đưa vào nơi quy định, việc xây dựng không xin phép, vi phạm mốc chỉ giới được hạn chế.
Đường vào làng văn hóa Mơ Nu. Ảnh: T.B |
Đến các cơ quan, công sở, đơn vị đứng chân trên địa bàn xã (Chư Á có 1 trường tiểu học, 2 công ty sản xuất phân bón và bao bì, 1 chi nhánh ngân hàng, 1 bưu điện, 26 cơ sở sản xuất cơ khí, sắt thép, khai thác đá) lại thấy các hành vi ứng xử, giao tiếp luôn được mỗi thành viên tự giác chấp hành như không hút thuốc lá trong cơ quan, đơn vị, nơi công cộng, nơi hội họp; tham gia thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, nhất là trong trường học và các cơ sở sản xuất.
Gặp chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đảm- người thôn 2 phấn khởi: “Từ khi thực hiện quy ước xây dựng nếp sống văn minh đô thị tới nay, gia đình tôi cũng như các gia đình khác trong thôn đã có nhiều đổi mới, tiến bộ. Con cái luôn chăm chỉ học hành, lễ độ với thầy cô, cha mẹ và người lớn. Vợ chồng hầu như không còn to tiếng, cộng đồng trách nhiệm trong nuôi dạy con cái và chăm lo làm giàu chính đáng. Người trong thôn thì đối xử với nhau có tình có nghĩa hơn…”. Cũng niềm phấn khởi này, ông Y Chang- Trưởng thôn làng Ktu cho biết: “Làng Ktu có 132 hộ, hơn 600 nhân khẩu, 100% là đồng bào Bahnar, 7 năm liền là làng văn hóa. Bởi vậy, ngay từ khi thực hiện đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị, chúng tôi đã tổ chức cho 100% hộ dân ký cam kết thực hiện theo 20 điều trong quy ước, cấp phát bản quy ước để bà con treo trong nhà nhìn mà làm theo, làng đã kết hợp chặt chẽ việc triển khai đề án với việc xây dựng thôn làng an toàn không có tội phạm và các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” , “Ông bà mẫu mực con cháu hiếu thảo”… nên đã đạt được những kết quả khả quan, liên tục đạt danh hiệu làng văn hóa”.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phố, Chư Á không phải là không có những tồn tại, khó khăn. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trương Văn Minh-Phó Chủ tịch UBND xã nhìn nhận: Đã một năm thực hiện đề án nhưng một số thành viên trong Ban chỉ đạo vẫn chưa thực sự bám nắm địa bàn, hướng dẫn nhân dân thực hiện, do đó ở một vài thôn làng, hiệu quả chưa cao. Vẫn còn tình trạng một số hộ buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, việc sản xuất, chăn nuôi thải khí, thải nước gây ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết dứt điểm…. Để thực hiện đề án đạt kết quả tốt nhất, chúng tôi đề nghị UBND thành phố Pleiku sớm có phương án giải quyết hợp lý đối với các hộ sản xuất gây ô nhiễm môi trường; đồng thời hàng năm có kế hoạch đầu tư kinh phí xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng, hội trường thôn, mắc điện chiếu sáng ở các tuyến đường đã có tên…
Gặp chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đảm- người thôn 2 phấn khởi: “Từ khi thực hiện quy ước xây dựng nếp sống văn minh đô thị tới nay, gia đình tôi cũng như các gia đình khác trong thôn đã có nhiều đổi mới, tiến bộ. Con cái luôn chăm chỉ học hành, lễ độ với thầy cô, cha mẹ và người lớn. Vợ chồng hầu như không còn to tiếng, cộng đồng trách nhiệm trong nuôi dạy con cái và chăm lo làm giàu chính đáng. Người trong thôn thì đối xử với nhau có tình có nghĩa hơn…”. Cũng niềm phấn khởi này, ông Y Chang- Trưởng thôn làng Ktu cho biết: “Làng Ktu có 132 hộ, hơn 600 nhân khẩu, 100% là đồng bào Bahnar, 7 năm liền là làng văn hóa. Bởi vậy, ngay từ khi thực hiện đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị, chúng tôi đã tổ chức cho 100% hộ dân ký cam kết thực hiện theo 20 điều trong quy ước, cấp phát bản quy ước để bà con treo trong nhà nhìn mà làm theo, làng đã kết hợp chặt chẽ việc triển khai đề án với việc xây dựng thôn làng an toàn không có tội phạm và các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” , “Ông bà mẫu mực con cháu hiếu thảo”… nên đã đạt được những kết quả khả quan, liên tục đạt danh hiệu làng văn hóa”.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phố, Chư Á không phải là không có những tồn tại, khó khăn. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trương Văn Minh-Phó Chủ tịch UBND xã nhìn nhận: Đã một năm thực hiện đề án nhưng một số thành viên trong Ban chỉ đạo vẫn chưa thực sự bám nắm địa bàn, hướng dẫn nhân dân thực hiện, do đó ở một vài thôn làng, hiệu quả chưa cao. Vẫn còn tình trạng một số hộ buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, việc sản xuất, chăn nuôi thải khí, thải nước gây ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết dứt điểm…. Để thực hiện đề án đạt kết quả tốt nhất, chúng tôi đề nghị UBND thành phố Pleiku sớm có phương án giải quyết hợp lý đối với các hộ sản xuất gây ô nhiễm môi trường; đồng thời hàng năm có kế hoạch đầu tư kinh phí xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng, hội trường thôn, mắc điện chiếu sáng ở các tuyến đường đã có tên…
Thái Bình