Theo đó, trong thời gian 4 ngày (từ 18-7 đến 21-7-2023), các học viên tham gia lớp học sẽ được truyền đạt các chuyên đề như: Đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về QP-AN, phát triển kinh tế-xã hội gắn với tăng cường, củng cố QP-AN và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới; bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng; quản lý nhà nước về an ninh trật tự trong tình hình mới; vấn đề dân tộc, tôn giáo gắn với QP-AN trong tình hình mới; phòng-chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; nội dung cơ bản về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới và nội dung cơ bản của các Luật: Quốc phòng, An ninh quốc gia, An ninh mạng, Nghĩa vụ Quân sự, Giáo dục QP-AN, Dân quân tự vệ, Lực lượng dự bị động viên; phòng-chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; xây dựng, quản lý lực lượng Dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới.
Quang cảnh lớp bồi dưỡng. Ảnh: Hoàng Viên |
Ngoài ra, các học viên được trao đổi thêm một số chuyên đề bổ trợ về: Phòng-chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; “Tổ chức phản động FULRO và âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch trên địa bàn Tây Nguyên”; vấn đề dân tộc, tôn giáo và đấu tranh chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng trên địa bàn Quân khu 5.
Thông qua lớp bồi dưỡng, cán bộ, đảng viên, giáo viên thấy rõ được vị trí, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN, từ đó vận dụng kiến thức đã được học vào thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở theo chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở cơ quan, đơn vị, khu dân cư, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở cơ sở.