Toàn Gia Lai có một hệ thống các nhà máy chế biến nông sản hùng hậu, khoảng hơn 70 cơ sở các loại, trong đó có gần 20 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp. Các nhà máy lớn đã gắn với các vùng nguyên liệu (chủ yếu là cây ngắn ngày vùng Đông Trường Sơn, trước đây rất khó khăn).
Cây mía có các nhà máy chế biến như: Nhà máy Đường An Khê (công suất 5.000 tấn mía cây/ngày); Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai (công suất 2.500 tấn mía cây/ngày). Cây mì có các nhà máy mì An Khê (công suất 25.000 tấn bột/năm); nhà máy mì Mang Yang (công suất 20.000 tấn bột/năm); nhà máy mì Chư Prông và nhà máy mì Krông Pa (đều có công suất 5.000 tấn bột/năm). Cây điều có nhà máy điều Krông Pa (công suất 5.000 tấn/năm). Ngoài ra các loại cây nguyên liệu khác đều có các nhà máy sơ chế như nhà máy Bông Chư Sê (công suất 8.000 tấn bông xơ/năm), nhà máy thuốc lá Krông Pa (công suất 5.000 tấn thuốc lá khô/năm)... Với các cây cao su và cà phê, các nông trường, công ty đều có hàng chục nhà máy sơ chế sản phẩm thuộc quy mô khá hiện đại. Đặc biệt có những đơn vị như Công ty 74 (Binh đoàn 15) đã xây dựng được nhà máy sơ chế mủ cao su vào loại lớn nhất Đông Nam Á…
Ảnh: Đức Thụy |
Vùng thuốc lá 3.500 ha (thuộc các đơn vị Krông Pa, Ia Pa, Ayun Pa, Phú Thiện). Vùng bông vải 1.000 ha (thuộc các đơn vị Chư Sê, Chư Prông, Krông Pa, Kông Chro, Phú Thiện, Ia Pa, Đak Pơ). Vùng cao su 76.400 ha (thuộc các đơn vị Pleiku, Mang Yang, Đak Đoa, Ia Grai, Chư Pah, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pưh, Phú Thiện, Ayun Pa, Krông Pa, Ia Pa, Kbang). Vùng cà phê 76.600 ha (thuộc các đơn vị Pleiku, Đak Đoa, Chư Pah, Ia Grai, Mang Yang, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pưh, Kbang)…
Qua những thành quả trên, có thể thấy ngành công nghiệp chế biến nông sản đã góp phần rất lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo vùng nguyên liệu chuyên canh quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, công nghiệp chế biến đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở những nơi vốn dĩ trước đây là những vùng khó khăn nhất của tỉnh.
Phạm Đức Long