Giá cả liên tục tăng cao chỉ trong một thời gian ngắn đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của người dân, nhất là những người nghèo ở thành phố, người thu nhập thấp. Với họ, “bão giá” thực sự là một gánh nặng trong cuộc mưu sinh.
“Cả nhà với 4 miệng ăn hầu như chỉ trông chờ vào sọt bắp luộc mà tôi đứng bán ở trước cổng Trung tâm Thương mại Pleiku. Sống chắt chiu, kham khổ lắm rồi mà thiếu vẫn hoàn thiếu, nay từ mớ rau con cá cũng lên giá vùn vụt, không hiểu tôi sẽ phải xoay xở thế nào để nuôi mẹ già, con nhỏ đây”- chị Huỳnh Thị Chót (phường Diên Hồng- TP. Pleiku, Gia Lai) bày tỏ sự lo lắng.
Chị gốc Huế, 31 tuổi lập gia đình và theo chồng vào Gia Lai lập nghiệp. Vợ buôn thúng bán bưng nhưng nhờ chồng làm nghề lái xe tải nên cuộc sống cũng tạm ổn. Thế nhưng năm 2008 thì anh chẳng may mất sau một tai nạn giao thông, để lại chị, mẹ già thường xuyên đau bệnh và hai đứa con còn nhỏ. Mất đi trụ cột, gia đình trở nên sa sút. Đau bệnh khiến đồng vốn làm ăn chẳng còn nên chị đành phải xoay qua bán bắp luộc.
“Mỗi ngày đứng từ sáng đến tối cũng chỉ kiếm được vài chục ngàn đồng. Hôm đắt hàng thì được 100 ngàn đồng nhưng thử hỏi với từng mấy miệng ăn, lại tiền thuốc men đau ốm thì kham sao nổi. Tiền kiếm được thì chẳng tăng, chưa muốn nói là giảm sút mà giá cả mọi thứ cứ thi nhau kéo lên vùn vụt. Khổ là vậy nhưng đâu thuộc diện hộ nghèo, hỗ trợ chẳng có nên cực lắm! Tui khỏe mạnh thì còn có nước mà xoay chứ lỡ ốm đau không biết cả nhà sẽ thế nào nữa!”- chị Chót ngậm ngùi.
Từ lâu, khu vực xung quanh khu Trung tâm Thương mại Pleiku đã trở thành vùng đất kiếm cơm của hàng trăm lao động nghèo. Họ không có hoặc có rất ít vốn liếng nên bằng cách này hay cách khác, cố gắng bám trụ, dựa vào đây để kiếm sống. Đồng cảnh chị Chót, bác Trần Văn Huy (64 tuổi), ở phường Hội Thương, TP. Pleiku làm nghề lái xe ôm ở khu vực này, tâm sự: “Tui làm nghề lái xe ôm ở khu vực này từ tận trước giải phóng đến giờ, đều là dân nghèo nên tui biết, cứ mỗi lần giá tăng là dân nghèo lại điêu đứng. Cứ như nhà tui đây, vợ mua đi bán lại vài cọng rau ngoài vỉa hè, tôi lái xe ôm, chỉ mong đủ ăn đã mừng chứ mong chi có của dư của để. Giá cả tăng mà mua bán ế ẩm, cực lắm! Dân nghèo lo chạy ăn từng bữa mà giá cả tăng cao đúng là đại họa!”.
Không chỉ người nghèo nơi phố thị mà ở những vùng sâu, vùng xa, đời sống của bà con nghèo cũng chật vật, lao đao trước cơn “bão giá”. “Nhà tôi trước chỉ cần chi phí chừng 1,5 triệu đồng/tháng cho 5 người, bây giờ từng ấy không đủ. Giá cả tăng, tiền học thêm của con tăng, điện, xăng... cũng tăng mà nông dân thu hoạch chỉ có mùa. Năm nay mì được giá nhưng nhà tôi lại lỡ vụ, chưa thể thu. Nghiệt cái, thằng con trai vừa bị tai nạn giao thông phải cấp cứu trong bệnh viện, thuốc men cũng cao quá. Khổ vô chừng!”- ông Nguyễn Văn Tiến (thôn 1, xã Ia Ke, huyện Phú Thiện), lắc đầu buồn bã.
Để đối phó với cơn “bão giá” đang hoành hành, mỗi người, mỗi nhà và nhất là những gia đình nghèo bằng cách này hay cách khác đều tự tìm cách cân đối, thậm chí thắt chặt lại chi tiêu để cố gắng đảm bảo sinh hoạt.
Cần câu cơm cả gia đình chị Chót cậy trông. Ảnh: Lê Hòa |
“Mỗi ngày đứng từ sáng đến tối cũng chỉ kiếm được vài chục ngàn đồng. Hôm đắt hàng thì được 100 ngàn đồng nhưng thử hỏi với từng mấy miệng ăn, lại tiền thuốc men đau ốm thì kham sao nổi. Tiền kiếm được thì chẳng tăng, chưa muốn nói là giảm sút mà giá cả mọi thứ cứ thi nhau kéo lên vùn vụt. Khổ là vậy nhưng đâu thuộc diện hộ nghèo, hỗ trợ chẳng có nên cực lắm! Tui khỏe mạnh thì còn có nước mà xoay chứ lỡ ốm đau không biết cả nhà sẽ thế nào nữa!”- chị Chót ngậm ngùi.
Từ lâu, khu vực xung quanh khu Trung tâm Thương mại Pleiku đã trở thành vùng đất kiếm cơm của hàng trăm lao động nghèo. Họ không có hoặc có rất ít vốn liếng nên bằng cách này hay cách khác, cố gắng bám trụ, dựa vào đây để kiếm sống. Đồng cảnh chị Chót, bác Trần Văn Huy (64 tuổi), ở phường Hội Thương, TP. Pleiku làm nghề lái xe ôm ở khu vực này, tâm sự: “Tui làm nghề lái xe ôm ở khu vực này từ tận trước giải phóng đến giờ, đều là dân nghèo nên tui biết, cứ mỗi lần giá tăng là dân nghèo lại điêu đứng. Cứ như nhà tui đây, vợ mua đi bán lại vài cọng rau ngoài vỉa hè, tôi lái xe ôm, chỉ mong đủ ăn đã mừng chứ mong chi có của dư của để. Giá cả tăng mà mua bán ế ẩm, cực lắm! Dân nghèo lo chạy ăn từng bữa mà giá cả tăng cao đúng là đại họa!”.
Không chỉ người nghèo nơi phố thị mà ở những vùng sâu, vùng xa, đời sống của bà con nghèo cũng chật vật, lao đao trước cơn “bão giá”. “Nhà tôi trước chỉ cần chi phí chừng 1,5 triệu đồng/tháng cho 5 người, bây giờ từng ấy không đủ. Giá cả tăng, tiền học thêm của con tăng, điện, xăng... cũng tăng mà nông dân thu hoạch chỉ có mùa. Năm nay mì được giá nhưng nhà tôi lại lỡ vụ, chưa thể thu. Nghiệt cái, thằng con trai vừa bị tai nạn giao thông phải cấp cứu trong bệnh viện, thuốc men cũng cao quá. Khổ vô chừng!”- ông Nguyễn Văn Tiến (thôn 1, xã Ia Ke, huyện Phú Thiện), lắc đầu buồn bã.
Để đối phó với cơn “bão giá” đang hoành hành, mỗi người, mỗi nhà và nhất là những gia đình nghèo bằng cách này hay cách khác đều tự tìm cách cân đối, thậm chí thắt chặt lại chi tiêu để cố gắng đảm bảo sinh hoạt.
Lê Hòa