(GLO)- “Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già/Bày mực tàu giấy đỏ/Bên phố đông người qua” (Vũ Đình Liên).
Vài năm trở lại đây, ngoài 36 phố phường quen thuộc “Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai/Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay…”, Hà Nội còn có thêm một con phố được gọi là “Phố ông đồ”. Đấy là đoạn vỉa hè đường Quốc Tử Giám, nằm sát bên hông Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Sở dĩ gọi là phố ông đồ là bởi, cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, người qua đường lại thấy những ông đồ, già có, trẻ có, áo the khăn xếp có, mà quần jeans áo sơ mi cũng có bày mực tàu, giấy đỏ ngay cạnh bức tường rêu phong cổ kính của Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trong suốt gần một tháng trước và sau Tết, con phố này trở thành nơi để những người yêu mến nghệ thuật thư pháp, cả thư pháp chữ Hán lẫn thư pháp chữ quốc ngữ tìm đến, vừa là để xin chữ về treo trong nhà, vừa là để chia sẻ với nhau một thú vui tao nhã mà một thời gian dài đã bị lãng quên.
Dưới đây là một số hình ảnh mà phóng viên Gia Lai online ghi được tại phố ông đồ.
|
Chăm chú nhìn từng nét bút của ông đồ. Ảnh: Tiến Dũng |
|
Những cô gái trẻ xin chữ.Ảnh: Tiến Dũng |
|
Niềm vui khi có chữ Tài đầu năm.Ảnh: Tiến Dũng |
Tiến Dũng