Thời sự - Bình luận

Để đại học phi lợi nhuận Việt Nam phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong suốt 30 năm hình thành và phát triển, kể từ khi giáo dục ĐH ngoài công lập được phép chính thức hoạt động năm 1994, lợi nhuận và sở hữu luôn là những chủ đề chính sách được quan tâm, và thường xuyên gây ra nhiều tranh luận.

Tại nhiều nước, mô hình phi lợi nhuận (PLN - hay VN dùng khái niệm không vì lợi nhuận) có nhiều đặc điểm ưu việt, giúp cho các ĐH này phát triển tốt.

Không phải ngẫu nhiên mà trong các bảng xếp hạng ĐH trên thế giới, ngoài các trường công lập chiếm đa số thì phần lớn các trường tư thục được xếp hạng cao đều là trường PLN. Một nhóm các trường này còn thường xuyên chiếm giữ những thứ hạng cao nhất trong các bảng xếp hạng. Lý do đơn giản là vì các trường này có khả năng, và thực sự đầu tư rất mạnh cho chất lượng giáo dục.

Sở dĩ họ có thể đầu tư như vậy là vì họ không phải chia lợi nhuận cho nhà đầu tư, chủ sở hữu. Trên thực tế, các trường này không thuộc sở hữu bởi một (nhóm) cá nhân cụ thể nào. Ngoài ra, đối với nhiều trường ĐH tư thục PLN, mặc dù học phí đắt đỏ, nhưng vẫn thấp hơn tổng chi phí đào tạo. Vì vậy, các trường này chỉ tập trung tuyển sinh đúng đối tượng mà không có động lực phải tuyển nhiều sinh viên (vì càng thu nhận nhiều sinh viên thì họ càng "lỗ").

Nguyên tắc không chia lợi nhuận và khả năng huy động, phát triển được một nguồn quỹ tài trợ bền vững là vấn đề cốt lõi, giúp các trường ĐH tư thục PLN tạo ra sự khác biệt đáng kể so với các mô hình ĐH khác.

Làm sao để thúc đẩy các đặc trưng cốt lõi của mô hình ĐH PLN tại VN: không chia lợi nhuận cho chủ sở hữu và có khả năng huy động được tài trợ?

(Dẫn nguồn TNO)

Th.S Châu Dương Quang (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội)

Có thể bạn quan tâm