(GLO)- Trên số báo in ngày 11-11-2015 có một số thông tin đáng chú ý như sau:
>> Ia Pa: Lúa khô, đồng hạn (Trang 3)
Những ngày này về các xã: Ia Kdăm và Chư Mố (huyện Ia Pa) dễ dàng nhận thấy nhiều diện tích lúa 1 vụ của người dân bị cháy khô vì nắng hạn. Nguyên nhân là do việc sản xuất lúa 1 vụ này chỉ trông chờ vào nước trời. Khi thời tiết nắng hạn kéo dài, lúa rơi vào tình trạng thiếu nước, cháy khô.
|
>> Trên xứ sở Triệu Voi
Kỳ 3: Câu chuyện làm ăn (Trang 4)
Đi thì nhiều nhưng nhiều lần đi cũng chỉ là “cỡi ngựa xem hoa” trên xứ sở Lane Xang, cho nên người viết thành thật xin lỗi trước về những “chuyện nhặt” dọc đường này chưa chắc đã hoàn toàn chính xác, song như đã nói từ trước, không cầu toàn, cứ biết gì, nghe gì, thấy gì, hiểu gì thì nói nấy và để “cửa mở” cho mọi sự đóng góp, bổ sung về sau vậy. Và kỳ này là từ chuyện làm ăn “hiện đại” như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) ở nơi có thời mà theo những người Việt định cư tại đấy gọi là “rừng thiêng nước độc”...
|
>> Kông Chro: Mùa "ăn năm uống tháng" (Trang 5)
Mùa “ăn năm uống tháng” của người Bahnar ở Kông Chro không say sưa sa đà như nhiều năm trước mà diễn ra lác đác từng nhà. Họ mừng những ngày vui trong năm khi đã sắp xếp được việc nương rẫy, nhà nào xong mùa màng sớm thì uống rượu sớm. Không còn những ngày vui say triền miên, nhưng về làng những ngày này vẫn cảm nhận được phong vị riêng của vùng đất Kông Chro.
|
>> Bốn năm sống phận “người rừng” (Trang 6)
Hủ tục ma lai, thuốc thư âm ỉ tồn tại nhiều đời nay ở một số làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nó để lại những hậu quả đau lòng, gây chia rẽ đoàn kết trong nhân dân… Câu chuyện về 2 anh em ông Đinh Krih (65 tuổi), Đinh Alếch (47 tuổi) và cháu Đinh Thị Danh (9 tuổi) ở làng Tnùng 2, xã Ya Ma, huyện Kông Chro trở về làng sau 4 năm chạy trốn vì bị dân làng nghi có ma lai, thuốc thư là một minh chứng.
|
GLO