(GLO)- Trên số báo in ngày 17-10-2015 có một số thông tin đáng chú ý như sau:
>> Nỗi lo về giá cao su (Trang 2)
Từng được tôn vinh là loài cây cho khai thác dòng “vàng trắng” mang lại đời sống sung túc cho hàng trăm ngàn hộ công nhân và vùng trồng cao su, bỗng chốc cây trồng chủ lực này của Tây Nguyên và nhiều tỉnh trong cả nước lại bị chủ nhân quay lưng, thậm chí nhiều nơi đốn hạ không thương tiếc. Tất cả chỉ vì một lý do: Giá.
|
>> Cô giáo như mẹ hiền (Trang 4)
(GLO)- “Mặc dù là một thầy giáo dạy ở bậc Tiểu học nhưng tôi nhìn nhận số giáo viên là nam giới ở bậc học này không thể làm tốt vai trò một người mẹ của học sinh như các đồng nghiệp nữ. Với học sinh Tiểu học, môi trường giáo dục rất quan trọng vì các em bắt đầu luyện tập những nét chữ đầu tiên và nét người luôn luôn cần được uốn nắn. Các cô giáo với sự mềm mỏng, dịu dàng, kiên trì có sẵn sẽ giúp các em học sinh thấy gần gũi như chính trong ngôi nhà mình với tình thương của mẹ. Bởi thế mà đồng nghiệp của chúng tôi đa phần là nữ”-thầy Phạm Bích Giang-Chủ tịch Công đoàn Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Lê Quý Đôn (xã Ia Lang, huyện Đức Cơ) bày tỏ khi được hỏi về vai trò của những nữ giáo viên Tiểu học.
|
>> Văn xuôi nữ Gia Lai: Từ góc nhìn lực lượng (Trang 6)
Văn xuôi nữ Gia Lai, từ góc nhìn lực lượng, cho đến thời điểm này, mỗi người mỗi vẻ song họ ngày càng chứng tỏ năng lực sáng tạo, có nhiều nét mới trong trong cách thể hiện, đa dạng về phong cách, chững chạc, duyên dáng trong lối sống, tự tin, đoàn kết, say mê, nghiêm túc sáng tạo dưới ngôi nhà chung Hội Văn học Nghệ thuật, tạo được thương hiệu văn xuôi nữ Gia Lai với đồng nghiệp, độc giả khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước. Đó là niềm vui không riêng của từng nhà văn.
|
GLO