(GLO)- Trên số báo in ngày 22-6-2015 có một số thông tin đáng chú ý như sau:
>> Khi nông dân được trao “cần câu” (Trang 3)
…Thực tế, từ việc trao cho hội viên những “cần câu”, các cấp Hội Nông dân đã giúp cho hàng ngàn hộ nông dân thoát nghèo mỗi năm và giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động ở địa bàn nông thôn.
|
>> Chiêng gọi từ Krông Pa (Trang 5)
Như bao vùng đất khác trên dải đất Trường Sơn hùng vĩ, người Jrai ở Krông Pa coi cồng chiêng như báu vật của gia đình, dòng họ và buôn làng. Nhất là từ khi không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, người Krông Pa càng ý thức sâu sắc hơn việc gìn giữ báu vật từng được truyền giữ muôn đời.
|
>> 35 năm gắn bó với nghề đưa báo (Trang 6)
Mấy chục năm nay, hình ảnh ông già đưa báo với nụ cười thân thiện đi trên chiếc xe máy Dream cũ kỹ đã trở nên quen thuộc với người dân TP. Pleiku. 35 năm “bén duyên” với nghề, dù gió mưa hay nắng như đổ lửa, người đưa báo ấy vẫn luôn nhiệt tình, kịp thời mang những thông tin nóng hổi đến tận nhà bạn đọc. Ông là Nguyễn Hòe ở nhà số 109, hẻm Phan Đình Phùng, phường Tây Sơn, TP. Pleiku.
|
>> Làm báo ở Trường Sa (Trang 7)
Đi Trường Sa luôn là cảm xúc cực kỳ đặc biệt đối với mỗi phóng viên, dù là người đi tác nghiệp lần đầu hay đã đi nhiều lần. Ở mỗi điểm đảo đi qua, chúng tôi không chỉ là khách quý mà còn là hơi ấm tình cảm chan chứa từ đất liền. Chính vì thế, ngoài nhiệm vụ tác nghiệp, chúng tôi còn đảm nhiệm luôn nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ngoài việc tác nghiệp, các phóng viên còn mang trọng trách trao quà, hỏi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Trường Sa. Và đến các đảo nổi, phóng viên lại hóa thân thành… ca sĩ cho những đêm giao lưu văn nghệ đượm nghĩa tình ở đảo xa.
|
GLO