(GLO)- Trên số báo in ngày 30-8-2013 có một số thông tin đáng chú ý sau:
>> Bác Hồ giản dị, gần gũi trong buổi lễ trọng đại (trang 3)
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình-Hà Nội, thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khẳng định: “...Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. |
>> Nắng sớm Ayun Pa… (trang 4)
Sau 6 năm lên thị xã, đến nay Ayun Pa đã có những bước phát triển đáng tự hào của một đô thị bên sườn Đông của dãy Trường Sơn, cách TP. Pleiku 90 km về phía Nam. Hiện tại, toàn thị xã Ayun Pa gần 28 ngàn ha, có 7.790 hộ với gần 36 ngàn nhân khẩu. Ayun Pa với 6 dân tộc anh em cùng chung sống đoàn kết, trong đó dân tộc Jrai chiếm 48,36%. |
>> Phấn đấu thu ngân sách đạt dự toán (trang 5)
Theo số liệu của Văn phòng UBND tỉnh, trong 7 tháng năm 2013, chỉ có 9/17 địa phương đạt tiến độ và thu khá cao là: Đak Pơ (83,78%), Kông Chro (75,82%), Krông Pa (75,52%), Kbang (74,12%), Đức Cơ (73,56%), Ia Pa (70,91%), Phú Thiện (68,05%), thị xã Ayun Pa (63,60%), Mang Yang (58,41%). Còn lại 8 địa phương-vốn là những đơn vị có số thu đạt và vượt cao nhiều năm qua-lại rơi vào nhóm có tiến độ thu khá thấp, chỉ 33,71%-57,46%. Đây là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế đang còn khó khăn, sản xuất kinh doanh phục hồi chậm, thị trường bất động sản vẫn chưa giải phóng được hàng tồn kho... tác động trực tiếp đến công tác thu ngân sách nhà nước. |
>> Trường Trung cấp Phật học đầu tiên ở Gia Lai (trang 7)
Sau 4 năm xây dựng đề án, năm 2011, Trường Trung cấp Phật học (TCPH) tỉnh Gia Lai được thành lập. Tháng 9-2012, Trường TCPH Gia Lai khai giảng khóa học đầu tiên. |
>> Thăm làng kháng chiến Stơr (trang 8)
63 năm về trước, làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) đã tự mình đánh một dấu son đậm nét trong trang lịch sử chống thực dân Pháp của dân tộc. Ngôi làng ấy cũng đã oai hùng hiện lên trong từng trang sách của nhà văn Nguyên Ngọc với tên gọi làng Kông Hoa hàng đêm bập bùng ánh lửa dưới chân núi Chư Lây huyền thoại. Đinh Núp hùng dũng, kiên cường hét vang làm rung chuyển đánh thức cả núi rừng: “ Đồng bào ơi, Pháp cũng chảy máu” (Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc). Câu nói ấy chính là một cuộc “cách mạng” lớn để rồi mở ra một cuộc cách mạng vĩ đại của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như lịch sử đã ghi nhận. |
>> Kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập huyện Kông Chro (trang 10)
Huyện Kông Chro hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện
Cách đây 25 năm, ngày 30-5-1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 96-HĐBT về việc thành lập huyện Kông Chro trên cơ sở chia tách từ huyện An Khê (cũ). Lúc ấy, toàn huyện có 10 xã và 1 thị trấn, với diện tích đất tự nhiên là 151.036 ha, dân số 17.783 người. Ngày mới thành lập, kết cấu hạ tầng của huyện hầu như không có gì, sản xuất lạc hậu và manh mún, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, mặt bằng dân trí thấp, nhiều hủ tục tồn tại trong cộng đồng… Trong điều kiện khó khăn như vậy nhưng toàn Đảng bộ huyện chỉ có 365 đảng viên sinh hoạt ở 19 tổ chức cơ sở đảng, 16% trong tổng số 89 thôn làng chưa có đảng viên, gần 60% thôn làng chưa có tổ chức đảng, hệ thống chính trị còn thiếu và yếu. |
>> Vững vàng trên đất biên cương (trang 11)
Gần nửa thế kỷ gắn bó với miền đất biên cương còn muôn vàn khó khăn của huyện Đức Cơ, cán bộ chiến sĩ (CBCS) và người lao động (NLĐ) Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã từng bước khẳng định vị thế vững chắc của một đơn vị quân đội làm kinh tế gắn với quốc phòng trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên. |
>> Nôn nao chờ đợi ngày về (trang 12)
Sau quá trình nỗ lực phấn đấu cải tạo, nhiều phạm nhân tại Trại tạm giam Công an tỉnh đang nôn nao đợi chờ thời khắc được trở về đoàn tụ trong vòng tay yêu thương của gia đình. |
GLO