Trong hai ngày 21 và 22-11, cuộc họp Đại hội đồng lần thứ 8 của Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á-Thái Bình Dương (CSCAP) diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Nguy cơ và thách thức: Liệu cấu trúc an ninh khu vực mới có hữu ích?” do Học viện Ngoại giao-Bộ Ngoại giao tổ chức.
Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á-Thái Bình Dương là tổ chức an ninh bán chính thức được thành lập năm 1993 nhằm đóng góp vào việc xây dựng lòng tin trong khu vực thông qua tư vấn, đối thoại và hợp tác.
Các thành viên của CSCAP bao gồm 21 nước là thành viên đầy đủ là 8 nước ASEAN (trừ Lào và Myanmar), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Mông Cổ, Ấn Độ, Mỹ, EU, Nga, Canada, Australia, New Zealand, Papua New Guinea và Viện nghiên cứu và phân tích Quốc phòng Ấn Độ là thành viên liên kết.
Cuộc họp Đại hội đồng diễn ra trong bối cảnh Hội nghị cấp cao ASEAN và các Hội nghị liên quan vừa kết thúc tại Bali (Indonesia), theo đó cấu trúc an ninh khu vực đã có một bước phát triển quan trọng khi Nga, Mỹ lần đầu tiên tham gia Cấp cao Đông Á. Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động khó lường, khu vực châu Á-Thái Bình Dương phải ứng phó hiệu quả với ngày càng nhiều nguy cơ, thách thức để duy trì môi trường khu vực hòa bình và ổn định, những phát triển mới trong cấu trúc an ninh khu vực rất có ý nghĩa và tác động sâu sắc tới môi trường an ninh khu vực.
Trong hai ngày họp, các đại biểu sẽ thảo luận hàng loạt nguy cơ và thách thức truyền thống cũng như phi truyền thống đối với hòa bình và ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương như vấn đề vũ khí hủy diệt hàng loạt, an ninh biển, an ninh mạng, an ninh nguồn nước, trách nhiệm bảo vệ người dân, tình hình bán đảo Triều Tiên..., từ đó đánh giá hiệu quả của các cơ chế hợp tác an ninh khu vực, nhất là cấu trúc an ninh khu vực đang định hình trong việc xử lý những nguy cơ và thách thức đó; đồng thời kiến nghị các biện pháp tăng cường cơ chế hợp tác nhằm bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Cuộc họp Đại hội đồng sẽ quy tụ hơn 300 đại biểu là các học giả, các nhà nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu khu vực, trong đó có khoảng 150 đại biểu quốc tế (từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Mỹ, Nga, Canada, Australia, New Zealand, Ấn Độ...), hơn 30 đại biểu ngoại giao đoàn tại Hà Nội và hơn 120 đại biểu Việt Nam.
Tham dự Hội thảo còn có Đặc phái viên Tổng thống Nga Kirill M.Barsky; Đại sứ Trung Quốc ở ASEAN Đồng Hiển Linh; Đại sứ, cố vấn đặc biệt Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Seomadi Brotodiningrat; Thứ trưởng Ngoại giao kiêm Đại sứ Australia tại ASEAN Gillian Bird cùng nhiều quan chức Australia, New Zealand và nhiều quan chức cấp cao khác.
Trong xu thế hội nhập quốc tế nói chung, thời gian qua Việt Nam đã tăng cường hoạt động ngoại giao kênh II (ngoại giao bán chính thức) nói chung và trong CSCAP nói riêng, cùng các nước ASEAN khác đấu tranh bảo vệ quan điểm của ASEAN và của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, Cuộc họp Đại hội đồng CSCAP được tổ chức tại Việt Nam.
Cuộc họp này là hoạt động ngoại giao kênh II lớn nhất mà Việt Nam từng tổ chức, đánh dấu sự lớn mạnh của ngoại giao Việt Nam nói chung và ngoại giao kênh II nói riêng, và là một bước đi thực tế triển khai chiến lược ngoại giao toàn diện của Việt Nam theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ XI.
Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á-Thái Bình Dương là tổ chức an ninh bán chính thức được thành lập năm 1993 nhằm đóng góp vào việc xây dựng lòng tin trong khu vực thông qua tư vấn, đối thoại và hợp tác.
Cuộc họp Đại hội đồng diễn ra trong bối cảnh Hội nghị cấp cao ASEAN và các Hội nghị liên quan vừa kết thúc tại Bali (Indonesia), theo đó cấu trúc an ninh khu vực đã có một bước phát triển quan trọng khi Nga, Mỹ lần đầu tiên tham gia Cấp cao Đông Á. Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động khó lường, khu vực châu Á-Thái Bình Dương phải ứng phó hiệu quả với ngày càng nhiều nguy cơ, thách thức để duy trì môi trường khu vực hòa bình và ổn định, những phát triển mới trong cấu trúc an ninh khu vực rất có ý nghĩa và tác động sâu sắc tới môi trường an ninh khu vực.
Trong hai ngày họp, các đại biểu sẽ thảo luận hàng loạt nguy cơ và thách thức truyền thống cũng như phi truyền thống đối với hòa bình và ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương như vấn đề vũ khí hủy diệt hàng loạt, an ninh biển, an ninh mạng, an ninh nguồn nước, trách nhiệm bảo vệ người dân, tình hình bán đảo Triều Tiên..., từ đó đánh giá hiệu quả của các cơ chế hợp tác an ninh khu vực, nhất là cấu trúc an ninh khu vực đang định hình trong việc xử lý những nguy cơ và thách thức đó; đồng thời kiến nghị các biện pháp tăng cường cơ chế hợp tác nhằm bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Cuộc họp Đại hội đồng sẽ quy tụ hơn 300 đại biểu là các học giả, các nhà nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu khu vực, trong đó có khoảng 150 đại biểu quốc tế (từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Mỹ, Nga, Canada, Australia, New Zealand, Ấn Độ...), hơn 30 đại biểu ngoại giao đoàn tại Hà Nội và hơn 120 đại biểu Việt Nam.
Tham dự Hội thảo còn có Đặc phái viên Tổng thống Nga Kirill M.Barsky; Đại sứ Trung Quốc ở ASEAN Đồng Hiển Linh; Đại sứ, cố vấn đặc biệt Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Seomadi Brotodiningrat; Thứ trưởng Ngoại giao kiêm Đại sứ Australia tại ASEAN Gillian Bird cùng nhiều quan chức Australia, New Zealand và nhiều quan chức cấp cao khác.
Trong xu thế hội nhập quốc tế nói chung, thời gian qua Việt Nam đã tăng cường hoạt động ngoại giao kênh II (ngoại giao bán chính thức) nói chung và trong CSCAP nói riêng, cùng các nước ASEAN khác đấu tranh bảo vệ quan điểm của ASEAN và của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, Cuộc họp Đại hội đồng CSCAP được tổ chức tại Việt Nam.
Cuộc họp này là hoạt động ngoại giao kênh II lớn nhất mà Việt Nam từng tổ chức, đánh dấu sự lớn mạnh của ngoại giao Việt Nam nói chung và ngoại giao kênh II nói riêng, và là một bước đi thực tế triển khai chiến lược ngoại giao toàn diện của Việt Nam theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ XI.
Theo TTXVN