Tỏi tươi là một trong các bài thuốc dân gian có tác dụng khử mùi hôi chân nhanh chóng mà không gây kích ứng da.
Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfide và ajoene. Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Allicin không hiện diện trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất aliin có sẳn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng.
Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh có tác dụng ức chết vi khuẩn gây mùi hôi. |
Khử mùi hôi chân với tỏi
Giã nát 5 củ tỏi hòa với nước ấm và ngâm chân 2 lần/1 tuần có tác dụng khử mùi hôi ở chân rất tốt.
Lưu ý khi chữa bệnh hôi chân
Hôi chân là do mồ hôi lưu cữu quá lâu, cộng với môi trường bít kín của giày… sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhanh, gây ra mùi hôi. Do vậy, nếu bạn chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, giữ cho da luôn luôn khô ráo, duy trì chân thường xuyên sạch sẽ, thông thoáng… sẽ hạn chế rất nhiều bệnh này.
Bạn cần rửa chân nhiều lần mỗi ngày, thường xuyên thay tất và không nên đi các loại giày kín như giày thể thao, giày du lịch để tránh ra quá nhiều mồ hôi chân.
Tích cực "trừ khử" những nguyên nhân gây bệnh như mồ hôi chân, bệnh nấm chân bằng cách không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây ra mồ hôi, ví dụ như ớt cay, hành sống, tỏi sống…
Nếu mắc các bệnh về da như lở loét, mụn nước do vi khuẩn truyền nhiễm gây ra hôi chân thì hạn chế gãi để tránh kích thích lây nhiễm. Bạn nên dùng chậu rửa chân và khăn lau chân riêng để tránh lây nhiễm cho người khác.
Khi dùng thuốc trị liệu thì đồng thời phải "khử trùng" cho giày và tất của mình bằng cách phơi giày, tất dưới ánh nắng mặt trời và dùng nước nóng để giặt tất.
Mai Thương (theo Phunutoday)