Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Gia Lai

Gia Lai: Rừng Kon Gang bị xẻ thịt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Theo nguồn tin báo từ nhân dân, tại khu vực rừng thuộc làng Klot, tiểu khu 461, xã Kon Gang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai đang bị lâm tặc xẻ thịt, hơn trăm cây rừng hàng chục năm tuổi bị chặt hạ.
Tìm hiểu thực hư, phóng viên Báo Gia Lai đã đến tận nơi để ghi nhận thực tế tại đây.


Dọn thực bì để phá rừng
Tìm hiểu nội dụng như người dân phản ánh, phóng viên tìm gặp người đứng đầu UBND xã Kon Gang. Tại đây, chiều 24-7, ông Phạm Văn Hảo- Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Ban đầu khi nhận thông tin tại cuộc họp trên huyện vào giữa tháng 7 vừa qua, chúng tôi ngỡ ngàng trước việc trình báo. Ngay sau đó, để kiểm chứng thông tin, trưa 14-7, xã thành lập nhóm để kiểm tra thực tế.

 

Đường đất dân tự mở lên núi Klot, nơi cây rừng vừa bị chặt phá. Ảnh N.G
Đường đất dân tự mở lên núi Klot, nơi cây rừng vừa bị chặt phá. Ảnh N.G

Sau hơn 1 giờ lội dốc, khi đến ngọn núi, chúng tôi chia nhau ra tìm khắp nơi khu vực có nhiều cây rừng nguyên sinh còn sót lại. Sau vài giờ ra soát, thực tế kiểm tra phát hiện có 8 cây gỗ đường kính từ 40-60cm, thuộc nhóm 2 và nhóm 4 bị kẻ lạ chặt hạ nằm ngổn ngang quanh giữa ngọn đồi. Vụ việc xã đã báo cáo huyện và đang bàn giao lực lượng chuyên trách điều tra, xử lý- Ông Hảo nói.

Về nguyên nhân dẫn đến vụ rừng Kon Gang bị chặt phá, ông Hảo cho rằng: Theo kế hoạch trồng rừng được phân bổ, năm 2017, xã có 141 ha diện tích đất rừng cần được phủ xanh đồi trọc. Theo đó, xã đã ký hợp đồng giao khoáng trồng rừng đến các hộ dân và có 63 hộ đăng ký.

 

Đỉnh núi Klot nơi còn lại nhóm cây rừng nguyên sinh vừa bị chặt phá. Ảnh: N.G
Đỉnh núi Klot nơi còn lại nhóm cây rừng nguyên sinh vừa bị chặt phá. Ảnh: N.G

Để việc trồng rừng hiệu quả, các hộ đăng ký thuê người đến dọn thực bì. Chính việc dọn này, một số người dân lợi dụng sự thiếu giám sát để chặt hạ các cây rừng trên đỉnh núi. Đó là sai xót trong công tác quản lý của xã khi để xảy ra sự việc. Hiện toàn bộ công tác dọn thực bì, trồng mới rừng được tạm dừng. Đồng thời, sau khi kiểm soát, xã đã họp dân để thông báo toàn bộ tình hình vụ việc đến người dân biết rõ cũng như cùng giám sát cho rõ chứ không hề có chuyện cả trăm cây rừng bị đốn hạ như trình báo.

Bao nhiêu cây rừng bị chặt hạ?
Để kiểm chứng thực hư sự việc dân trình báo và kiểm tra thực tế của UBND xã Kon Gang. Được sự tạo điều kiện phía chính quyền, đi cùng chúng tôi có cán bộ kiểm lâm địa bàn, công an xã, địa chính.

Theo con đường chính từ UBND xã, di chuyển chừng 2km về hướng Bắc, khi đến phía chân núi làng Klot, thuộc tiểu khu 461, toàn bộ phương tiện xe mô tô đều phải dừng lại tại đây.

Trong cơn mưa rừng, chúng tôi bất đắc dĩ “chinh phục” ngọn núi trong sự khó khăn bởi con đường đầy đất đỏ, trơn trượt và nước chảy ào ào dưới chân.

 

Cây rừng nằm ngổn ngang trên sườn núi, nơi ít người nhìn thấy. Ảnh: N.G
Cây rừng nằm ngổn ngang trên sườn núi, nơi ít người nhìn thấy. Ảnh: N.G

Sau hơn một giờ vượt qua những con dốc dựng đứng, có lúc tưởng chừng phải dừng lại vì đồng nghiệp không thể tiếp bước, và rồi với sự hướng dẫn chúng tôi cũng đến được nơi những cây rừng vừa bị đốn hạ.

Nếu không có sự chỉ dẫn, một người lạ khi đến ngọn núi này không thể nào biết được những cây rừng nào vừa bị chặt phá, bởi toàn bộ khu vực quanh tầm mắt  những cây  Sao Xanh, chừng 5 năm tuổi phát triển còi cọc. Sau một lúc “vạch lá tìm cây”, trượt xuống con dốc với nhiều bụi le rừng, trước mắt chúng tôi là một gốc cây được che phủ bởi cỏ, lá. Đến tận nơi mới thấy được gốc cây đầu tiên với vết cắt vẫn còn rất mới, theo ghi nhận đó là cây gỗ Sao Xanh, đường kính hơn 2 gan tay, lát cắt nằm sát mặt đất. Cách đó không xa là một gốc cây Sao Xanh khác chỉ còn lại phần gốc, lát cưa phải là rất lành nghề. Cả 2 cây Sao Xanh này không biết được độ dài.

Một vài lối khác là những những tấm gỗ dài tầm 3- 5m là phần vỏ bị bỏ lại hiện trường, các tấm gỗ nằm xếp lớp nằm ngỗn ngang. Cây gỗ này được cán bộ kiểm lâm cho biết đó là cây bằng lăng đỏ.

Không dừng lại ở đây, chúng tôi phát hiện còn vài gốc gỗ khác không rõ chủng loại bị đống, thân cây to gãy nằm chèn lên hàng chục cây rừng khác quanh khu vực. Một điều lạ những gốc này dù được cưa thành cục vuông vức nhưng vẫn chưa được lâm tặc di chuyển khỏi rừng.

 

Gốc cây Sao Xanh bị cưa sát đất vẫn còn hằn vết cưa. Ảnh: N.G
Gốc cây Sao Xanh bị cưa sát đất vẫn còn hằn vết cưa. Ảnh: N.G

Qua tìm hiểu, quanh ngọn đồi có đúng 8 gốc cây bị cắt hạ, đường kính từ 40 – 60 cm với đủ chủng loại như bằng lăng, chôm chôm rừng, sao xanh … nằm ở nhiều vị trí dưới lưng chừng dốc quanh đồi về phía Bắc và Đông.

Bên cạnh các cây bị đốn hạ được ghi nhận, dọc 2 bên đường lên núi được người dân tự phát để dọn thực bì phục vụ cho việc trồng rừng, còn nhiều cây gỗ nhỏ đường kính từ 10-20 bị cưa, xô đỗ nằm dạt 2 bên.

 

Cây rừng to lớn bị đốn hạ, vận chuyển dưới sự bất lực cơ quan chức năng. Ảnh: N.G
Cây rừng to lớn bị đốn hạ, vận chuyển dưới sự bất lực cơ quan chức năng. Ảnh: N.G

Về con đường này, theo giải thích đó là đường do dân tự san ủi bằng cơ giới. Là khu vực rừng đang được tái sinh nhưng việc làm tự phát cục dân không hề được sự giám sát nào và đó cũng chính là lý do biện minh cho việc gần chục cây rừng mấy mươi năm tuổi bị kẻ xấu lợi dụng đốn hạ mà chính quyền không hề hay biết.

Đường tự mở... rừng liệu có còn?
Ngay sau vụ việc phá rừng xảy ra và sự tích cực trong kiểm tra, ra soát đối tượng liên quan. Đến nay, theo nguồn tin từ UBND xã Kon Gang, sau vài ngày xác minh, xã đã mời một đối tượng là người địa phương trú tại xã lân cận đến làm việc. Tại đây, người này bước đầu khai nhận chỉ là người làm thuê và là người cưa hạ các cây rừng nói trên. Tuy nhiên, ai là người đứng đằng sau, chi tiền và chuyển các cây rừng đi đâu, bao nhiêu khối vẫn đang được UBND xã tích cực làm rõ.

 

Cây rừng liệu còn đứng vững khi lối mở lên núi thuận lợi. Ảnh: N.G
Cây rừng liệu còn đứng vững khi lối mở lên núi thuận lợi. Ảnh: N.G

Chúng tôi sẽ làm hết sức để điều tra, nếu vượt quá thẩm quyền sẽ báo cáo về huyện tiếp tục xử lý. Riêng việc cây rừng bị chặt hạ là trách nhiệm của xã, chúng tôi nhận trách nhiệm và chờ lãnh đạo huyện đưa ra hình thức kỷ luật- ông Hảo, Phó Chủ tịch UBND xã Kon Gang nói.

Một vấn đề chúng tôi quan tâm hiện nay, dù con đường dốc trơn trượt, nhưng các đối tượng vẫn ung dung cưa, cắt cả chục cây rừng rồi di chuyển đi nơi khác mà chính quyền không hề biết đến. Mùa khô đến, con đường này thuận lợi hơn, thì liệu những cây rừng to lớn đang hiện hữu có còn đứng vững, phát triển hàng chục năm qua.

Về phía cơ quan chức năng là Hạt kiểm lâm huyện Đak Đoa, qua trao đổi nhanh, ông Nguyễn Hữu Long, Hạt trường cho biết: Chúng tôi đã nắm được thông tin, hiện đang phối hợp cùng địa phương tích cực xác minh và xử lý nghiêm các đối tượng liên quan theo quy định pháp luật.

Nguyễn Giác
 

Có thể bạn quan tâm