Báo Gia Lai số 2991 ngày 20-4-2011 đăng bài “Di tích Tây Sơn Thượng đạo: Có nguy cơ thành phế tích” của phóng viên Hoàng Ngọc. Ngày 5-5-2011, Phòng Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê có Công văn số 17/VH-TT giải trình một số nội dung mà bài báo đề cập. Báo Gia Lai trích đăng công văn này.
Ngành Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê trân trọng cảm ơn Báo Gia Lai và tác giả Hoàng Ngọc đã quan tâm đến di tích và phản ánh kịp thời sự việc, xin chân thành tiếp thu nội dung phản ánh của Báo và xin phản hồi một số thông tin như sau:
Trong thời gian qua, các bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh và địa phương đã đầu tư kinh phí để xây dựng, trùng tu, tôn tạo khu vực An Khê Trường (tổ 14, phường Tây Sơn) và hiện nay đang được tiếp tục triển khai trùng tu, mở rộng thành điểm du lịch văn hóa-lịch sử.
Ngày 18-11-2008, Phòng Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê lập tờ trình xin thành lập bộ phận quản lý Khu Di tích Tây Sơn Thượng đạo, UBND thị xã đã đồng ý cho phép thành lập bộ phận quản lý Khu Di tích Tây Sơn Thượng đạo, trước mắt bố trí 4 biên chế nghiệp vụ và 2 bảo vệ.
Như vậy, về tổ chức bộ máy hiện nay chỉ có bộ phận quản lý Khu Di tích của Trung tâm VHTT-TT thị xã, kinh phí do ngân sách địa phương cấp (chủ yếu là lương). Bộ phận quản lý Khu Di tích không có chức năng, điều kiện, kinh phí như một đơn vị Bảo tàng nên việc sưu tầm, phục chế, trưng bày hiện vật gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Mặc dù trong thời gian qua, cùng với việc triển khai dự án trùng tu, tôn tạo quần thể di tích và xây dựng nhà Bảo tàng, UBND thị xã đã phát động, kêu gọi cán bộ, nhân dân trong và ngoài thị xã đóng góp, hiến tặng, bán lại tư liệu, hiện vật, hình ảnh… liên quan đến di tích để phục vụ cho công tác trưng bày nhưng đến nay vẫn chưa thu được kết quả nào ngoài một số công cụ sản xuất, trang phục, cồng chiêng… của người Bahnar là cư dân sống lâu đời ở vùng Tây Sơn Thượng đạo (mua tại huyện Kông Chro).
Đối với các điểm di tích khác, qua các đợt điền dã, khảo sát, tìm tư liệu, chụp ảnh ghi hình… các cụm di tích Tây Sơn Thương đạo của Phòng Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê (từ 2007-2010) thì cụm di tích trên địa bàn huyện Kông Chro (gồm: Nền nhà, hồ nước và kho tiền ông Nhạc-làng Hlang, xã Yang Nam) vừa qua đã được trùng tu nền nhà, hồ nước ông Nhạc, hàng rào, xây mới bia di tích.
Đối với cụm di tích vườn Mít, Cánh đồng Cô Hầu theo chúng tôi được biết năm 2007, ngành Văn hóa-Thông tin-Huyện đoàn Kbang đã làm một việc ý nghĩa: Tổ chức thanh niên về nguồn thăm vườn Mít, Cánh đồng Cô Hầu qua đó tuyên truyền giáo dục truyền thống từ đó nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ di tích. Qua các đợt về nguồn đã tổ chức cho thanh niên phát dọn, làm vệ sinh và những cây mít đại thụ trong vườn Mít Cô Hầu đã được gắn biển nhắc nhở bảo vệ.
Qua những nội dung nêu trên đã cho chúng ta thấy rằng Di tích Tây Sơn Thượng đạo đang trong giai đoạn trùng tu, tôn tạo. Nhà Bảo tàng đã được xây dựng khang trang nhưng nội thất, trưng bày hiện vật… chưa được đầu tư đúng quy mô tầm vóc. Hơn nữa, Nhà Bảo tàng chưa được công nhận là bảo tàng thuộc hệ thống bảo tàng của tỉnh (bộ phận quản lý Khu Di tích của Trung tâm VHTT-TT) nên mọi hoạt động còn đang chờ thành lập bộ máy Nhà Bảo tàng và xếp loại hệ thống bảo tàng.
Qua phản ánh của Báo Gia Lai, chúng tôi nhận thấy còn có khuyết điểm trong việc thực hiện Chỉ thị số 73/CT-BVHTTDL ngày 19-5-2009 của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch về việc “Tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích” cũng như tham mưu chưa kịp thời cho lãnh đạo địa phương trong việc đề ra những biện pháp, chủ trương thực hiện việc xã hội hóa trong trùng tu, tôn tạo di tích An Khê Đình, An Khê Trường, huy động sự tham gia, đóng góp của nhân dân địa phương để phát triển Khu Di tích Tây Sơn Thượng đạo xứng tầm với tên gọi Khu Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia.
Sự phản ánh của quý Báo đã góp tiếng nói quan trọng đối với ngành chức năng ở địa phương cũng như dư luận xã hội, qua đó có sự quan tâm hơn nữa trong việc giữ gìn và phát huy những tiềm năng của quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo.
Ngành Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê trân trọng cảm ơn Báo Gia Lai và tác giả Hoàng Ngọc đã quan tâm đến di tích và phản ánh kịp thời sự việc, xin chân thành tiếp thu nội dung phản ánh của Báo và xin phản hồi một số thông tin như sau:
Trong thời gian qua, các bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh và địa phương đã đầu tư kinh phí để xây dựng, trùng tu, tôn tạo khu vực An Khê Trường (tổ 14, phường Tây Sơn) và hiện nay đang được tiếp tục triển khai trùng tu, mở rộng thành điểm du lịch văn hóa-lịch sử.
Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo |
Như vậy, về tổ chức bộ máy hiện nay chỉ có bộ phận quản lý Khu Di tích của Trung tâm VHTT-TT thị xã, kinh phí do ngân sách địa phương cấp (chủ yếu là lương). Bộ phận quản lý Khu Di tích không có chức năng, điều kiện, kinh phí như một đơn vị Bảo tàng nên việc sưu tầm, phục chế, trưng bày hiện vật gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Mặc dù trong thời gian qua, cùng với việc triển khai dự án trùng tu, tôn tạo quần thể di tích và xây dựng nhà Bảo tàng, UBND thị xã đã phát động, kêu gọi cán bộ, nhân dân trong và ngoài thị xã đóng góp, hiến tặng, bán lại tư liệu, hiện vật, hình ảnh… liên quan đến di tích để phục vụ cho công tác trưng bày nhưng đến nay vẫn chưa thu được kết quả nào ngoài một số công cụ sản xuất, trang phục, cồng chiêng… của người Bahnar là cư dân sống lâu đời ở vùng Tây Sơn Thượng đạo (mua tại huyện Kông Chro).
Đối với các điểm di tích khác, qua các đợt điền dã, khảo sát, tìm tư liệu, chụp ảnh ghi hình… các cụm di tích Tây Sơn Thương đạo của Phòng Văn hóa-Thông tin thị xã An Khê (từ 2007-2010) thì cụm di tích trên địa bàn huyện Kông Chro (gồm: Nền nhà, hồ nước và kho tiền ông Nhạc-làng Hlang, xã Yang Nam) vừa qua đã được trùng tu nền nhà, hồ nước ông Nhạc, hàng rào, xây mới bia di tích.
Đối với cụm di tích vườn Mít, Cánh đồng Cô Hầu theo chúng tôi được biết năm 2007, ngành Văn hóa-Thông tin-Huyện đoàn Kbang đã làm một việc ý nghĩa: Tổ chức thanh niên về nguồn thăm vườn Mít, Cánh đồng Cô Hầu qua đó tuyên truyền giáo dục truyền thống từ đó nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ di tích. Qua các đợt về nguồn đã tổ chức cho thanh niên phát dọn, làm vệ sinh và những cây mít đại thụ trong vườn Mít Cô Hầu đã được gắn biển nhắc nhở bảo vệ.
Qua những nội dung nêu trên đã cho chúng ta thấy rằng Di tích Tây Sơn Thượng đạo đang trong giai đoạn trùng tu, tôn tạo. Nhà Bảo tàng đã được xây dựng khang trang nhưng nội thất, trưng bày hiện vật… chưa được đầu tư đúng quy mô tầm vóc. Hơn nữa, Nhà Bảo tàng chưa được công nhận là bảo tàng thuộc hệ thống bảo tàng của tỉnh (bộ phận quản lý Khu Di tích của Trung tâm VHTT-TT) nên mọi hoạt động còn đang chờ thành lập bộ máy Nhà Bảo tàng và xếp loại hệ thống bảo tàng.
Qua phản ánh của Báo Gia Lai, chúng tôi nhận thấy còn có khuyết điểm trong việc thực hiện Chỉ thị số 73/CT-BVHTTDL ngày 19-5-2009 của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch về việc “Tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích” cũng như tham mưu chưa kịp thời cho lãnh đạo địa phương trong việc đề ra những biện pháp, chủ trương thực hiện việc xã hội hóa trong trùng tu, tôn tạo di tích An Khê Đình, An Khê Trường, huy động sự tham gia, đóng góp của nhân dân địa phương để phát triển Khu Di tích Tây Sơn Thượng đạo xứng tầm với tên gọi Khu Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia.
Sự phản ánh của quý Báo đã góp tiếng nói quan trọng đối với ngành chức năng ở địa phương cũng như dư luận xã hội, qua đó có sự quan tâm hơn nữa trong việc giữ gìn và phát huy những tiềm năng của quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo.