Có thể nói, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian qua đang tồn tại nhiều bất cập. Trong số hơn 3.500 doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, chỉ có 1 doanh nghiệp có cán bộ pháp lý và chỉ có 4 doanh nghiệp đang hợp đồng thường xuyên với luật sư để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp mình. Điều này chứng tỏ, công tác pháp lý chưa thật sự được doanh nghiệp chú trọng.
Nghị định 66 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ra đời cách đây 3 năm. Thực tế, khi đề cập đến vấn đề pháp lý, nhiều doanh nghiệp cho rằng: Việc tiếp cận các văn bản, tài liệu liên quan và hiểu được nó rất khó khăn, bởi chủ yếu cán bộ làm công tác pháp lý cho doanh nghiệp thường là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài bản. Việc tổ chức thông tin pháp lý, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp, tổ chức xây dựng các tài liệu, các chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp chưa có hệ thống, còn nhiều hạn chế… Mặt khác, một số doanh nghiệp còn nhận thức mơ hồ về pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên đã xảy ra nhiều vi phạm.
Toàn tỉnh chỉ mới có 320 hội viên tham gia Hội Doanh nghiệp tỉnh. Trong số này, có đến 96% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cũng trong số này 40% là doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ! Đây là nguyên nhân vì sao doanh nghiệp chưa đủ nhân lực và trình độ để tiếp cận hệ thống pháp luật. Trên thực tế, mỗi sở có chức năng nhiệm vụ riêng và được bộ ngành quy định. Một số ngành có thể có cùng chức năng và cùng nhau tham gia nên không tránh khỏi chồng chéo, bất cập. Đây cũng là nguyên nhân khiến công tác pháp lý khó được doanh nghiệp tiếp cận và nắm bắt. Nhiều doanh nghiệp cũng thừa nhận công tác này lâu nay bị bỏ ngỏ, nếu đụng đến pháp luật, các doanh nghiệp lại phải “nhờ” đến cơ quan pháp luật giải quyết.
Luật sư Hoàng Ngọc Xuân- Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh cho biết: Trên địa bàn tỉnh hiện có 20 luật sư, trong đó 16 luật sư là thành viên chính thức, còn lại là tập sự. Trong số này có 4 luật sư đang chính thức hợp đồng thường xuyên để hỗ trợ pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp. Và cũng chỉ có Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là có đội ngũ cán bộ pháp lý chuyên trách.
Theo ông Nguyễn Tuấn- Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, để doanh nghiệp tiếp cận hệ thống pháp lý thì cần có những văn bản, tài liệu biên soạn thật dễ hiểu, kịp thời và nhanh chóng.
Theo chúng tôi, việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cần phổ cập đến cơ sở, định hướng nâng cao tri thức pháp lý, từ đó giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển đúng hướng, bền vững và lâu dài. Cán bộ pháp lý cần được đào tạo bài bản để đủ sức tư vấn cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật. Nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về kinh tế cho đội ngũ doanh nhân, để sự tiếp cận được dễ dàng và kịp thời hơn. Qua đó, góp phần nâng cao tri thức pháp lý cho doanh nghiệp, hạn chế rủi ro pháp lý trong kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh.
Nghị định 66 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ra đời cách đây 3 năm. Thực tế, khi đề cập đến vấn đề pháp lý, nhiều doanh nghiệp cho rằng: Việc tiếp cận các văn bản, tài liệu liên quan và hiểu được nó rất khó khăn, bởi chủ yếu cán bộ làm công tác pháp lý cho doanh nghiệp thường là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài bản. Việc tổ chức thông tin pháp lý, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp, tổ chức xây dựng các tài liệu, các chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp chưa có hệ thống, còn nhiều hạn chế… Mặt khác, một số doanh nghiệp còn nhận thức mơ hồ về pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên đã xảy ra nhiều vi phạm.
Ảnh minh họa. |
Luật sư Hoàng Ngọc Xuân- Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh cho biết: Trên địa bàn tỉnh hiện có 20 luật sư, trong đó 16 luật sư là thành viên chính thức, còn lại là tập sự. Trong số này có 4 luật sư đang chính thức hợp đồng thường xuyên để hỗ trợ pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp. Và cũng chỉ có Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là có đội ngũ cán bộ pháp lý chuyên trách.
Theo ông Nguyễn Tuấn- Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, để doanh nghiệp tiếp cận hệ thống pháp lý thì cần có những văn bản, tài liệu biên soạn thật dễ hiểu, kịp thời và nhanh chóng.
Theo chúng tôi, việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cần phổ cập đến cơ sở, định hướng nâng cao tri thức pháp lý, từ đó giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển đúng hướng, bền vững và lâu dài. Cán bộ pháp lý cần được đào tạo bài bản để đủ sức tư vấn cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật. Nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về kinh tế cho đội ngũ doanh nhân, để sự tiếp cận được dễ dàng và kịp thời hơn. Qua đó, góp phần nâng cao tri thức pháp lý cho doanh nghiệp, hạn chế rủi ro pháp lý trong kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh.
Vũ Thảo