Tại Liên hợp quốc, đến ngày 1-9, hơn 130 trong tổng số 193 nước thành viên Liên hợp quốc đã cam kết bỏ phiếu ủng hộ một Nhà nước Palestine độc lập với đường biên giới bao gồm các vùng lãnh thổ Bờ Tây, dải Gaza và thành phố Đông Jerusalem.
Các nguồn tin ngoại giao của thế giới Arập tại Liên hợp quốc cho biết mặc dù Mỹ dọa sử dụng quyền phủ quyết về việc công nhận Nhà nước Palestine độc lập, Nhà nước Palestine sẽ yêu cầu Đại hội đồng Liên hợp quốc công nhận quy chế nhà nước độc lập của Palestine thông qua cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng vào ngày 20/9, ngày đầu tiên của kỳ họp thứ 66 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Với 2/3 số phiếu ủng hộ, quy chế này sẽ được Liên hợp quốc thông qua. Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas nhấn mạnh sự thừa nhận Nhà nước Palestine độc lập của Liên hợp quốc sẽ mở đường và tạo cơ sở vững chắc cho những hành động pháp lý của Palestine tại các diễn đàn quốc tế, Liên hợp quốc và các cơ quan nhân quyền và Tòa án Quốc tế của Liên hợp quốc. Nhân dịp này, ông kêu gọi tuần hành hòa bình và loại trừ một cuộc nổi dậy Intifada mới chống Israel.
Phản ứng trước tình hình này, Mỹ đã dọa cắt giảm nguồn tài chính đóng góp cho Liên hợp quốc và viện trợ cho các nước ủng hộ Nhà nước Palestine độc lập.
Ngày 31-8, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Ileana Ros-Lehtinen đã giới thiệu dự luật "Cải tổ, trách nhiệm và minh bạch ở Liên hợp quốc" được 57 hạ nghị sỹ đồng bảo trợ, cho phép Chính phủ Mỹ cắt giảm các đóng góp tài chính của Mỹ cho bất cứ cơ quan nào của Liên hợp quốc trao quyền thành viên hoặc bất cứ hình thức nào nâng cấp quy chế quan sát viên Liên hợp quốc hiện hành của Palestine, đồng thời cho phép Chính phủ Mỹ giữ lại một số nguồn tài chính niên liễm hàng năm của Mỹ đóng cho Liên hợp quốc nếu Liên hợp quốc không chuyển chế độ niên liễm theo đánh giá GDP mỗi nước hiện nay thành chế độ đóng góp tự nguyện.
Năm 1989, khi Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) thúc đẩy chiến dịch Palestine gia nhập Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ lúc đó là George H.W. Bush đã cảnh báo cắt giảm đóng góp của Mỹ cho các cơ quan Liên hợp quốc nâng cấp Phái đoàn quan sát viên Palestine. Liên hợp quốc buộc phải lựa chọn giữa cô lập Israel và nhận đóng góp của Mỹ, và Liên hợp quốc đã chọn giải pháp sau.
Palestine đang tìm kiếm một ghế thành viên chính thức ở Liên hợp quốc. |
Với 2/3 số phiếu ủng hộ, quy chế này sẽ được Liên hợp quốc thông qua. Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas nhấn mạnh sự thừa nhận Nhà nước Palestine độc lập của Liên hợp quốc sẽ mở đường và tạo cơ sở vững chắc cho những hành động pháp lý của Palestine tại các diễn đàn quốc tế, Liên hợp quốc và các cơ quan nhân quyền và Tòa án Quốc tế của Liên hợp quốc. Nhân dịp này, ông kêu gọi tuần hành hòa bình và loại trừ một cuộc nổi dậy Intifada mới chống Israel.
Phản ứng trước tình hình này, Mỹ đã dọa cắt giảm nguồn tài chính đóng góp cho Liên hợp quốc và viện trợ cho các nước ủng hộ Nhà nước Palestine độc lập.
Ngày 31-8, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Ileana Ros-Lehtinen đã giới thiệu dự luật "Cải tổ, trách nhiệm và minh bạch ở Liên hợp quốc" được 57 hạ nghị sỹ đồng bảo trợ, cho phép Chính phủ Mỹ cắt giảm các đóng góp tài chính của Mỹ cho bất cứ cơ quan nào của Liên hợp quốc trao quyền thành viên hoặc bất cứ hình thức nào nâng cấp quy chế quan sát viên Liên hợp quốc hiện hành của Palestine, đồng thời cho phép Chính phủ Mỹ giữ lại một số nguồn tài chính niên liễm hàng năm của Mỹ đóng cho Liên hợp quốc nếu Liên hợp quốc không chuyển chế độ niên liễm theo đánh giá GDP mỗi nước hiện nay thành chế độ đóng góp tự nguyện.
Năm 1989, khi Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) thúc đẩy chiến dịch Palestine gia nhập Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ lúc đó là George H.W. Bush đã cảnh báo cắt giảm đóng góp của Mỹ cho các cơ quan Liên hợp quốc nâng cấp Phái đoàn quan sát viên Palestine. Liên hợp quốc buộc phải lựa chọn giữa cô lập Israel và nhận đóng góp của Mỹ, và Liên hợp quốc đã chọn giải pháp sau.
Theo TTXVN