Kết nối sản xuất-tiêu thụ nông sản sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chúng ta đã kêu gọi rất nhiều về chuyện sản xuất nông sản sạch theo chuỗi, có nguồn gốc xuất xứ và liên kết với doanh nghiệp để có đầu ra ổn định cho sản phẩm. Nhưng trong thực tế, những địa phương có được chuỗi sản xuất-tiêu thụ nông sản sạch mới chỉ là những “vùng lõm” rải rác, thiếu sự kết nối trên diện rộng và thiếu bộ quy tắc như bên sản xuất cà phê đã có bộ nguyên tắc 4C-một bộ nguyên tắc rất khoa học, rành mạch, được kết nối vì quyền lợi của người sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
Ở huyện Phú Thiện đã xuất hiện và hoạt động có hiệu quả “Tổ liên kết sản xuất rau sạch”, mỗi tổ chỉ từ 10 hộ nông dân tham gia trên cơ sở tự nguyện, cùng áp dụng “bộ quy tắc ứng xử” khi trồng rau sạch và từ đó tìm được đầu ra tiêu thụ cho sản phẩm. Dù diện tích canh tác rau sạch còn nhỏ lẻ, thu nhập chưa phải là cao lắm nhưng hình thức “tổ liên kết” rất linh hoạt, nhẹ nhàng, dễ tham gia và người tham gia có thể trao đổi, nhìn nhau, học tập lẫn nhau trong kỹ thuật trồng rau sạch. Sản phẩm của họ cũng dễ được thị trường chấp nhận hơn vì nó tuân thủ những quy tắc về sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP. Chỉ cần những tổ chức nhỏ này liên kết với nhau hình thành những chuỗi sản xuất, phân phối và tiêu thụ rau sạch chẳng hạn thì không chỉ nông dân thu nhập ổn định, người tiêu thụ được hưởng lợi khi ăn rau sạch mà những nhà phân phối cũng có thể cùng gánh vai liên kết trong chuỗi để đưa hàng hóa ra thị trường.
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Gia Lai. Ảnh: Lê Nam
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Gia Lai. Ảnh: Lê Nam
Mô hình tổ liên kết này có thể phát triển ở bất cứ địa phương nào, kể cả vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, mô hình này rất dễ kết nối nông dân với nhau, chỉ cần mỗi tổ có một tổ trưởng để “xâu đầu mối” và nhận trách nhiệm giao dịch. Chính thu nhập chưa cao nhưng ổn định đã khiến nông dân tin tưởng vào mô hình này, vì nó mang tính thực tế, không rườm rà mà lại có hiệu quả tức thì. Không cần góp chung đất, chỉ cần liên kết với nhau để sản xuất rau sạch “đúng chuẩn”, được công nhận ngoài thị trường và giá bán giữ được sự ổn định khiến nông dân có lãi, vậy là được. Từ đó, khi có nhu cầu nội tại phát triển lớn hơn, mở rộng quy mô hơn thì chính nông dân sẽ quyết định lấy hình thức phát triển.
Với những cửa hàng tiêu thụ nông sản sạch, ngoài những quy định về công khai nguồn gốc, dán nhãn tiêu chuẩn sạch thì việc liên kết với nhau thành chuỗi cũng tạo thêm uy tín, khiến khách hàng yên tâm hơn khi mua sản phẩm. Một khi thị trường đã chấp nhận, khách hàng đã quen với những mặt hàng nông sản sạch thì việc tiêu thụ sẽ dễ dàng hơn và mỗi công đoạn trong chuỗi đều có thu nhập tốt, không lo gặp những bấp bênh, trắc trở trong tiêu thụ.
Dĩ nhiên là ở đây, vai trò của các cơ quan chức năng nhà nước vẫn rất quan trọng. Đó là vai trò của người nhạc trưởng điều tiết, tập huấn, đào tạo cho nông dân không chỉ là kỹ thuật, kỹ năng trồng nông sản sạch mà còn giới thiệu để nông hộ làm quen với thị trường, biết sản xuất cái gì thị trường cần, biết giới thiệu sản phẩm của mình để thị trường chấp nhận. Cách hướng dẫn thế này của ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT về kỹ thuật trồng hồ tiêu là cần thiết: “Để phát triển hồ tiêu bền vững, trước hết người dân phải quan tâm đến đầu vào khi sản xuất, đó là sử dụng nguồn giống sạch bệnh, xử lý đất hiệu quả để tránh nguồn lây bệnh. Tiếp đó phải hạn chế sử dụng phân bón vô cơ mà chuyển qua sử dụng phân bón hữu cơ. Trong phân bón hữu cơ cũng phải được xử lý đảm bảo tránh tồn dư nguồn gây bệnh. Đối với những diện tích hồ tiêu bị chết hiện nay của người dân, tuyệt đối không tiến hành tái canh mà nên chuyển qua các loại cây trồng khác như cây ăn quả, kết hợp trồng cây ngắn ngày và dài ngày để tạo thu nhập. Người dân cũng nên sản xuất có chứng nhận theo hướng VietGAP, GlobalGAP, Organic... Ngoài ra, việc liên kết sản xuất theo chuỗi gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, có tem truy xuất nguồn gốc… giúp đầu ra ổn định, đảm bảo phát triển bền vững”.
Dĩ nhiên, đi vào hướng dẫn cụ thể thì phải có những bộ quy tắc, quy chuẩn kỹ thuật. Nhưng khi nhìn nhận vấn đề đúng đắn như vậy, công việc tiếp sau sẽ thuận chiều hơn.
THANH THẢO

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.