Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Không cải cách tiền lương sẽ có chuyện "đói ăn vụng, túng làm càn"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phòng, chống tham nhũng là công cuộc đấu tranh rất quyết liệt để bảo đảm sự phát triển của đất nước. Nhưng hiện tại điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn và do mặt này, mặt khác nên tư tưởng đấu tranh của một bộ phận cán bộ không vượt qua được cuộc sống đời thường miếng cơm, manh áo, dẫn đến tham những, tiêu cực, tham nhũng “vặt”.
 
Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi
Cho nên, cuộc đấu tranh này không đơn giản mà phải làm từng bước, bằng nhiều biện pháp từ luật pháp, đạo đức, đến tuyên truyền để làm sao người dân chấp hành đúng quy định của pháp luật, dần dần loại bỏ tham nhũng, tiêu cực. 
Một vấn đề quan trọng nữa là tất cả các chính sách, chế độ phải công khai, minh bạch. Đi cùng với đó, là phải cải thiện đời sống của người dân, cán bộ, công chức. Nếu đời sống, tiền lương sinh hoạt gia đình đỡ đi thì người ta sẽ không đi vào con đường “đói ăn vụng, túng làm càn”.
Thực tế, những năm qua, chúng ta mới chỉ bù lương, bù giá được thôi chứ không phải là cải cách tiền lương. Cải cách tiền lương phải toàn diện. Tiền lương phải đủ sống, không chỉ bảo đảm các nhu cầu lương thực, thực phẩm, mà còn bảo đảm cả nhu cầu phi lương thực thực phẩm, văn hóa xã hội…
Vấn đề là hiện nay biên chế của chúng ta quá nặng nề, quá cồng kềnh nên ngân sách để nuôi bộ máy quá lớn. Cho nên, giải pháp quan trọng nhất, quyết định nhất vẫn là sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm nhanh biên chế thì mới có điều kiện cải cách tiền lương.
Hương Giang (Thanh tra)

Có thể bạn quan tâm