Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Kon Tum: Khai thác cây "máu chó" phải xin phép chính quyền địa phương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian gần đây người dân tại huyện Đak Glei, tỉnh Kon Tum rủ nhau vào rừng tìm cây máu chó, cây vàng đắng đem bán cho thương lái Trung Quốc.

Cây máu chó là cách gọi của người dân địa phương, còn có tên khác là huyết đằng, hồng đằng, dây máu, tên khoa học là: Sargentodoxa cuneata, thuộc họ Sargentodoxaceae. Đây là loại cây dây leo có thân to, dài, vỏ ngoài hơi nâu. Thân có vân khi cắt ra có chất nhựa màu đỏ như máu. Theo y học cổ truyền cây thường được dùng trị đau ruột, đau bụng, phong thấp đau nhức…

 

Cây máu chó được chất thành đống lớn tại điểm thu mua nhà bà Loan. Ảnh: Hoàng Thanh

Theo những người dân chuyên đi săn tìm cây máu chó, thời gian trước đây thương lái thu mua với giá 1.600 đồng/kg nhưng mấy ngày trở lại đây giảm giá còn 1.000-1.200 đồng/kg. Một ngày đi rừng chặt mỗi người cũng có thể được 150-200 kg. “Hôm nào được nhiều xe máy không chở về hết chúng tôi giấu lại trong rừng để hôm sau vào lấy”-anh Việt, một người dân ở xã Kroong, huyện Đak Glei cho biết.

Theo chỉ dẫn của anh Việt, chúng tôi tìm đến cơ sở nhà bà Loan Hồng, điểm thu mua lớn nhất tại địa bàn huyện Đak Glei. Bà Loan-chủ điểm thu mua cho biết, thời gian trước đây mua với giá 1.600 đồng/kg nhưng mấy ngày nay người người mang đến bán nhiều, không kịp cắt lát phơi khô nên bà giảm giá còn 1.000 đồng/kg. Bà Loan cũng cho biết, bà ký hợp đồng bán cho Công ty Đông Phong của Trung Quốc 500 tấn thân cây máu chó cắt lát phơi khô nhưng hiện tại mới chỉ giao được 60 tấn. “Tôi đã trực tiếp sang tới xưởng chế biến bên Trung Quốc để nhập hàng, chỉ thấy họ đổ hết trong hồ chứa để ngâm, hỏi kỹ để làm gì thì họ bảo “đừng có hỏi nhiều”, nghe đâu là để làm cao”, bà Loan nói.

 

Cây máu cho được cắt lát phơi ven đường. Ảnh: Hoàng Thanh

Bà Loan cũng cho biết, ngoài cây máu chó bà còn thu mua cả cây vàng đắng với giá 2.000 đồng/kg. Cây còn còn được gọi với tên hoàng đắng có tên khoa học Coscinium fenestratum, thuộc họ tiết dê-Menispermaceae. Đây là loại cây dây leo to, thân rộng, gỗ có màu vàng. Theo y học đây là nguồn nguyên liệu chiết xuất berberin. Thường dùng chữa ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, vàng da, sốt, sốt rét, kém tiêu hóa.

Ông Nguyễn Văn Hải-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đak Glei cho biết cây huyết đằng, hoàng đắng là những loại lâm sản phụ được phép khai thác tận thu, các hộ dân muốn được khai thác phải xin ý kiến của chính quyền địa phương. “Hạt Kiểm lâm nghiêm cấm người dân không được chặt hạ cây gỗ để lấy các loại cây trên. Đồng thời chỉ vận động người dân khi tiến hành khai thác không làm ảnh hưởng đến cây gỗ”-ông Hải cho biết.

Hoàng Thanh

Có thể bạn quan tâm