Sáng 1-4, đoàn liên ngành của huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) đã mở đợt truy quét thiếc tặc quy mô lớn tại khoảnh 8 và khoảnh 15, tiểu khu 144A, xã Đạ Sar (thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim).
Khi đoàn liên ngành xuất hiện, thiếc tặc đã nhanh chóng chạy trốn, để lại hiện trường là 4 chiếc lán dựng bằng gỗ thông cùng hàng chục chiếc hầm sâu hoắm giữa đồi thông.
Theo một cán bộ Ban quản lý rừng đầu nguồn Đa Nhim, tình trạng khai thác thiếc trái phép tại tiểu khu 144A diễn ra hết sức phức tạp và kéo dài nhiều năm nay. Trước đây, thiếc tặc hoạt động mạnh trên ngọn đồi ở khu vực Kẹp Sắt, sau đó bị truy quét nên khoảng 10 ngày trở lại đây đã chuyển sang khoảnh 15. Tại đây, có đến hơn 10 chiếc hầm sâu khoảng 30m vừa mới đào xong và kè chắn bằng gỗ thông, trong hầm được kéo điện thắp sáng và máy bơm hút không khí. Bên cạnh những hầm thiếc này là hàng chục cây thông bị đốn hạ (để lấy gỗ kè hầm thiếc) nằm ngổn ngang.
Đến trưa cùng ngày, đoàn giải toả đã dùng phương tiện cơ giới đánh sập, san lấp hàng chục hầm thiếc và tháo dỡ toàn bộ lán trại của thiếc tặc. Đây là bãi thiếc thứ 4 giữa rừng phòng hộ Đa Nhim bị đánh sập. Cùng với việc truy quét thiếc tặc, huyện Lạc Dương cũng đang vào cuộc điều tra các đầu nậu thu mua quặng thiếc trái phép trên địa bàn.
Khi đoàn liên ngành xuất hiện, thiếc tặc đã nhanh chóng chạy trốn, để lại hiện trường là 4 chiếc lán dựng bằng gỗ thông cùng hàng chục chiếc hầm sâu hoắm giữa đồi thông.
Người dân đãi mót quặng thiếc cạnh bãi thiếc ở tiểu khu 144A |
Đến trưa cùng ngày, đoàn giải toả đã dùng phương tiện cơ giới đánh sập, san lấp hàng chục hầm thiếc và tháo dỡ toàn bộ lán trại của thiếc tặc. Đây là bãi thiếc thứ 4 giữa rừng phòng hộ Đa Nhim bị đánh sập. Cùng với việc truy quét thiếc tặc, huyện Lạc Dương cũng đang vào cuộc điều tra các đầu nậu thu mua quặng thiếc trái phép trên địa bàn.
Theo SGGP