Theo ông Phạm Quốc Cường, Trưởng phòng kinh tế huyện Sa Pa của Lào Cai, huyện đang đẩy mạnh xúc tiến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm quả và rau su su, tổ chức nhiều đầu mối tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, và thị trường Vân Nam (Trung Quốc).
Song song với đó, huyện cũng nâng cao chất lượng quả, quy hoạch vùng, thiết kế giàn vừa tạo độ vững chắc thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hái, vừa có điều kiện cho khách du lịch tham quan,
Huyện Sa Pa có trên 300 hộ trồng su su, tập trung chủ yếu ở vùng Ô Quý Hồ, diện tích lên tới trên 100ha, với năng suất bình quân 100 tấn/ha/vụ. Đây là nguồn rau an toàn quan trọng cung cấp cho thị trường trong tỉnh và trong nước, nhất là các thành phố lớn.
Tuy nhiên, do sản xuất theo lối canh tác cũ, thị trường tiêu thụ tự do, nên giá của loại sản phẩm này vẫn luôn rơi vào tình trạng bấp bênh, đầu ra không ổn định. Vụ thu hoạch su su quả bắt đầu từ đầu tháng 6, trong 2 tháng đầu người dân bán được giá cao từ 2.500-3.700 đồng/kg do đầu vụ lượng sản phẩm cho thu hoạch chưa nhiều.
Từ tháng 8 trở đi bước vào chính vụ, mỗi ngày có tới 40 đến 50 tấn quả được thu hoạch, vượt quá khả năng tiêu thụ của hợp tác xã Hoa Đào- đơn vị duy nhất bao tiêu sản phẩm quả su su tại Sa Pa với số lượng lớn.
Đây chính là dịp tư thương tha hồ ép giá, và hậu quả người dân phải hứng chịu thiệt thòi. Thời điểm thấp nhất vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, giá su su bán tại vườn chỉ 100 đồng/kg, người dân hầu như không có lãi.
Trước thực tế sản xuất su su như hiện nay, không ít hộ nông dân xã Ô Quý Hồ đã không mặn mà với loại cây truyền thống này, định từ bỏ nó chuyển sang một số loại cây trồng khác như cây hoa hồng.
Đây cũng là nguy cơ cảnh báo mất loại cây đặc hữu ở Sa Pa nếu chính quyền và ngành chức năng không có giải pháp kịp thời giúp dân tìm đầu ra ổn định cho cây su su Sa Pa.
Song song với đó, huyện cũng nâng cao chất lượng quả, quy hoạch vùng, thiết kế giàn vừa tạo độ vững chắc thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hái, vừa có điều kiện cho khách du lịch tham quan,
Thu hoạch su su của một hộ gia đình tại thị trấn Sa Pa. |
Tuy nhiên, do sản xuất theo lối canh tác cũ, thị trường tiêu thụ tự do, nên giá của loại sản phẩm này vẫn luôn rơi vào tình trạng bấp bênh, đầu ra không ổn định. Vụ thu hoạch su su quả bắt đầu từ đầu tháng 6, trong 2 tháng đầu người dân bán được giá cao từ 2.500-3.700 đồng/kg do đầu vụ lượng sản phẩm cho thu hoạch chưa nhiều.
Từ tháng 8 trở đi bước vào chính vụ, mỗi ngày có tới 40 đến 50 tấn quả được thu hoạch, vượt quá khả năng tiêu thụ của hợp tác xã Hoa Đào- đơn vị duy nhất bao tiêu sản phẩm quả su su tại Sa Pa với số lượng lớn.
Đây chính là dịp tư thương tha hồ ép giá, và hậu quả người dân phải hứng chịu thiệt thòi. Thời điểm thấp nhất vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, giá su su bán tại vườn chỉ 100 đồng/kg, người dân hầu như không có lãi.
Trước thực tế sản xuất su su như hiện nay, không ít hộ nông dân xã Ô Quý Hồ đã không mặn mà với loại cây truyền thống này, định từ bỏ nó chuyển sang một số loại cây trồng khác như cây hoa hồng.
Đây cũng là nguy cơ cảnh báo mất loại cây đặc hữu ở Sa Pa nếu chính quyền và ngành chức năng không có giải pháp kịp thời giúp dân tìm đầu ra ổn định cho cây su su Sa Pa.
Theo TTXVN