TN - Đất & Người

Loài khướu quý hiếm bậc nhất Việt Nam ở núi Ngọc Linh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khướu Ngọc Linh đang bị đe dọa nghiêm trọng, chỉ phân bố ở vùng núi tỉnh Kon Tum và Quảng Nam với số lượng 1.000 – 2.400 cá thể.
Giữa tháng 6, nhiếp ảnh gia Thuần Võ (trái) thực hiện chuyến săn ảnh các loài khướu quý hiếm trên núi Ngọc Linh (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Nam...) với sự hỗ trợ của anh Nguyễn Hào Quang, hướng dẫn viên chuyên về quan sát chim.
Giữa tháng 6, nhiếp ảnh gia Thuần Võ (trái) thực hiện chuyến săn ảnh các loài khướu quý hiếm trên núi Ngọc Linh (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Nam...) với sự hỗ trợ của anh Nguyễn Hào Quang, hướng dẫn viên chuyên về quan sát chim.
Đỉnh núi Ngọc Linh cao hơn 2.500 m nằm trên dãy Trường Sơn, ranh giới giữa hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Theo Thuần Võ, thành công lớn nhất của anh trong chuyến đi này là ghi lại được hình ảnh một gia đình khướu Ngọc Linh gồm ba thành viên. Theo Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), khướu Ngọc Linh có tên khoa học Trochalopteron ngoclinhense, thuộc bộ Sẻ, được mô tả khoa học vào năm 1999. Nơi sinh sống chủ yếu của loài chim này là vùng rừng núi Ngọc Linh, tại độ cao 1.480 - 2.200 m.
Đỉnh núi Ngọc Linh cao hơn 2.500 m nằm trên dãy Trường Sơn, ranh giới giữa hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Theo Thuần Võ, thành công lớn nhất của anh trong chuyến đi này là ghi lại được hình ảnh một gia đình khướu Ngọc Linh gồm ba thành viên. Theo Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), khướu Ngọc Linh có tên khoa học Trochalopteron ngoclinhense, thuộc bộ Sẻ, được mô tả khoa học vào năm 1999. Nơi sinh sống chủ yếu của loài chim này là vùng rừng núi Ngọc Linh, tại độ cao 1.480 - 2.200 m.
Sách đỏ của IUCN xếp loại khướu Ngọc Linh ở mức nguy cấp (EN) với số lượng cá thể trưởng thành còn 1.000 – 2.499 con, đang có xu hướng giảm do môi trường sống bị thu hẹp và săn bắt trái phép. Tại Việt Nam, loài khướu Ngọc Linh được xếp vào danh mục động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Các loài trong nhóm này đang bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.
Sách đỏ của IUCN xếp loại khướu Ngọc Linh ở mức nguy cấp (EN) với số lượng cá thể trưởng thành còn 1.000 – 2.499 con, đang có xu hướng giảm do môi trường sống bị thu hẹp và săn bắt trái phép. Tại Việt Nam, loài khướu Ngọc Linh được xếp vào danh mục động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Các loài trong nhóm này đang bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.
Đây là khu rừng anh Thuần Võ phát hiện loài khướu quý hiếm ở độ cao khoảng 2.000 m. Để tới được đây, nhiếp ảnh gia phải đi theo lối mòn của người dân địa phương.
Đây là khu rừng anh Thuần Võ phát hiện loài khướu quý hiếm ở độ cao khoảng 2.000 m. Để tới được đây, nhiếp ảnh gia phải đi theo lối mòn của người dân địa phương.
 Anh Thuần Võ cho biết qua quan sát thực tế có thể phân biệt giới tính chim. Khướu trống (ảnh) có đặc điểm ít ăn, hay nhìn xung quanh để cảnh báo đồng loại, đặc trưng bởi màu lông cánh nâu vàng rực, lông nâu đỏ đậm sau gáy, trong khi phần lông từ đỉnh đầu đến trán màu xám.
Anh Thuần Võ cho biết qua quan sát thực tế có thể phân biệt giới tính chim. Khướu trống (ảnh) có đặc điểm ít ăn, hay nhìn xung quanh để cảnh báo đồng loại, đặc trưng bởi màu lông cánh nâu vàng rực, lông nâu đỏ đậm sau gáy, trong khi phần lông từ đỉnh đầu đến trán màu xám.
 Chim khướu mái thường bay ra ngoài kiếm ăn với màu lông cánh nhạt hơn, phần lông nâu đỏ nhạt trên đầu kéo dài từ gáy đến trước trán.
Chim khướu mái thường bay ra ngoài kiếm ăn với màu lông cánh nhạt hơn, phần lông nâu đỏ nhạt trên đầu kéo dài từ gáy đến trước trán.

Đây là lần đầu anh Thuần Võ thấy khướu con chưa trưởng thành. Nó ít ra ngoài, phần lông lên màu chưa sậm và lông ở hai bên má, cổ còn thưa.
Đây là lần đầu anh Thuần Võ thấy khướu con chưa trưởng thành. Nó ít ra ngoài, phần lông lên màu chưa sậm và lông ở hai bên má, cổ còn thưa.
Được phát hiện từ năm 1999 nhưng đến năm 2013, khướu Ngọc Linh mới có những bức ảnh đầu tiên được ghi lại bởi tác giả Lê Mạnh Hùng. “Chụp ảnh khướu Ngọc Linh là một hành trình đầy đam mê và không mệt mỏi giữa đại ngàn. Qua tấm ảnh, chúng tôi mong muốn gửi thông điệp tới cộng đồng, hãy cùng nhau bảo vệ những loài chim để chúng luôn được tung bay tự do trên bầu trời, tô điểm cho bức tranh thiên nhiên”, nhiếp ảnh gia Thuần Võ chia sẻ.
Được phát hiện từ năm 1999 nhưng đến năm 2013, khướu Ngọc Linh mới có những bức ảnh đầu tiên được ghi lại bởi tác giả Lê Mạnh Hùng. “Chụp ảnh khướu Ngọc Linh là một hành trình đầy đam mê và không mệt mỏi giữa đại ngàn. Qua tấm ảnh, chúng tôi mong muốn gửi thông điệp tới cộng đồng, hãy cùng nhau bảo vệ những loài chim để chúng luôn được tung bay tự do trên bầu trời, tô điểm cho bức tranh thiên nhiên”, nhiếp ảnh gia Thuần Võ chia sẻ.
Ngoài khướu Ngọc Linh, anh Thuần Võ còn chụp được một số loài chim quý của Việt Nam tại vùng núi này như lách tách ngực vàng (ảnh). “Quan sát, chụp ảnh và ghi nhận loài là một loại hình du lịch trải nghiệm thiên nhiên, đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn và đam mê. Người tham gia thường phải băng qua các vùng rừng núi có địa hình hiểm trở, hẻo lánh để chụp được những khoảnh khắc đẹp”, nhiếp ảnh gia nói thêm.
Ngoài khướu Ngọc Linh, anh Thuần Võ còn chụp được một số loài chim quý của Việt Nam tại vùng núi này như lách tách ngực vàng (ảnh). “Quan sát, chụp ảnh và ghi nhận loài là một loại hình du lịch trải nghiệm thiên nhiên, đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn và đam mê. Người tham gia thường phải băng qua các vùng rừng núi có địa hình hiểm trở, hẻo lánh để chụp được những khoảnh khắc đẹp”, nhiếp ảnh gia nói thêm.
Khướu vằn đầu đen là loài đặc hữu của Việt Nam và Lào, được phát hiện ở Ngọc Linh năm 1996. Loài chim này thường sinh sống ở độ cao từ 1.100 m đến 2.400 m.
Khướu vằn đầu đen là loài đặc hữu của Việt Nam và Lào, được phát hiện ở Ngọc Linh năm 1996. Loài chim này thường sinh sống ở độ cao từ 1.100 m đến 2.400 m.
Khướu đuôi đỏ cũng là giống chim chỉ có ở Việt Nam nhưng địa bàn phân bố trải rộng hơn. Theo anh Thuần Võ, loài khướu này sống ở cả vùng núi Ngọc Linh và dãy Hoàng Liên Sơn.
Khướu đuôi đỏ cũng là giống chim chỉ có ở Việt Nam nhưng địa bàn phân bố trải rộng hơn. Theo anh Thuần Võ, loài khướu này sống ở cả vùng núi Ngọc Linh và dãy Hoàng Liên Sơn.
Huỳnh Phương (VNE)
Ảnh: Thuần Võ

Có thể bạn quan tâm