Bên cạnh những lễ vật để cúng ông Công ông Táo, mỗi gia đình cũng luôn chú ý chuẩn bị mâm cỗ tươm tất để cho các Táo lên gặp Ngọc Hoàng sẽ chỉ nói tốt về gia đình mình.
Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo lên chầu trời, báo cáo tất cả việc làm trong 1 năm qua của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh.
Bên cạnh những lễ vật để cúng ông Công ông Táo, mỗi gia đình cũng luôn chú ý chuẩn bị mâm cỗ tươm tất để cho các Táo lên gặp Ngọc Hoàng sẽ chỉ nói tốt về gia đình mình.
Ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày Táo quân chầu trời. |
Dưới đây là mâm cỗ về nghi lễ cúng Táo quân theo văn hóa dân gian xưa:
Mâm cỗ mặn:
1 đĩa gạo; 1 đĩa muối; 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
1 bát canh mọc hoặc canh măng; 1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa giò; 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
Mâm cỗ ngọt:
1 đĩa chè kho; 1 đĩa hoa quả; 1 ấm trà sen
3 chén rượu; 1 quả bưởi; 1 quả cau, lá trầu
1 lọ hoa đào nhỏ; 1 lọ hoa cúc; tập giấy tiền, vàng mã; cá chép sống
Một mâm cỗ cúng Táo quân. Ảnh minh họa. |
Với những gia đình có trẻ em, người dân còn cúng ông Công ông Táo một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng thượng đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.
Lễ cúng tiễn ông Công ông Táo thường được cúng vào ngày 22 tháng Chạp âm lịch hàng năm, hoặc sáng sớm ngày 23.
Gia chủ dù vướng bận công việc quan trọng cũng phải hoàn thành lễ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải kịp giờ để ông Táo lên Thiên đình.
So với trước đây, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày nay đã giản tiện hơn, không bắt buộc phải có đầy đủ các món ăn truyền thống. Ngoài ra, nó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình.
Yến Nguyễn t/h (saostar)