Các bang thuộc miền Tây Nam và Đông Nam nước Mỹ có tỷ lệ đơn xin phá sản cao nhất. Riêng tại bang Nevada - nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nước Mỹ, tỷ lệ đơn xin phá sản cao gấp đôi tỷ lệ trung bình của toàn liên bang, khoảng 15.000 đơn/1 triệu hộ gia đình.
Trong khi đó, các bang Alaska, Nam Carolina và thủ đô Washington có tỷ lệ đơn xin phá sản thấp nhất, chưa bằng 40% tỷ lệ 6.800 đơn/1 triệu hộ gia đình của toàn liên bang.
Giới chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính khiến số lượng các vụ phá sản tăng là do nợ tiêu dùng tăng, tiền tiết kiệm tại ngân hàng giảm và tác động của cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực nhà ở, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Viện Phá sản Mỹ dự đoán đến cuối năm 2010, cả nước sẽ có thêm 1,6 triệu đơn xin phá sản.
Theo luật phá sản năm 2005, thủ tục nộp đơn phá sản phức tạp hơn trước do Quốc hội Mỹ lo ngại khả năng người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ lợi dụng việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản để xóa nợ.
Cùng ngày 2-7, Bộ Lao động Mỹ cũng đưa ra báo cáo về tình hình việc làm, theo đó, kể từ khi kinh tế bắt đầu suy thoái vào cuối năm 2007, mặc dù khu vực tư nhân đã tuyển dụng trở lại khoảng 600.000 nhân công song nước Mỹ vẫn mất 7,9 triệu việc làm. Hiện tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn ở mức cao 9,5%, gấp đôi tỷ lệ 4,4% trước khi xảy ra suy thoái.
Viện Nghiên cứu Kinh tế Cycle nhận định nếu số nhân công có việc làm tăng gấp đôi so với thời gian qua, thì phải đến hết năm 2013 Mỹ mới tạo đủ số việc làm đã mất trong cuộc suy thoái vừa qua.
Theo TTXVN