Thắt chặt tín dụng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong khi hiện nay vốn tín dụng của ngân hàng chiếm rất lớn trong tổng đầu tư toàn xã hội…
Triển khai giải pháp tiền tệ
Trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2011 và định hướng chung của toàn ngành Ngân hàng nhằm thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, ngành Ngân hàng Gia Lai đã đề ra các giải pháp cụ thể thực hiện quản lý về tiền tệ và hoạt động của ngân hàng trên địa bàn. Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn ở các tổ chức tín dụng (năm nay dự kiến tăng trưởng trên 30% so với cuối năm 2010, đặc biệt đẩy mạnh huy động vốn trung- dài hạn).
Triển khai giải pháp tiền tệ
Trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2011 và định hướng chung của toàn ngành Ngân hàng nhằm thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, ngành Ngân hàng Gia Lai đã đề ra các giải pháp cụ thể thực hiện quản lý về tiền tệ và hoạt động của ngân hàng trên địa bàn. Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn ở các tổ chức tín dụng (năm nay dự kiến tăng trưởng trên 30% so với cuối năm 2010, đặc biệt đẩy mạnh huy động vốn trung- dài hạn).
Giảm tăng trưởng tín dụng dưới 20%
Ông Điền Hoàng- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Gia Lai cho biết: Năm nay, ngành Ngân hàng sẽ đặc biệt ưu tiên chuyển dịch vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, thu mua hàng hóa, nông sản xuất khẩu, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, với mức tăng trưởng từ 20% đến 25%; giảm tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực phi sản xuất như cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán; cho vay phục vụ tiêu dùng tối đa là 22% đến hết quý II và 16% đến hết năm nay. Cung ứng vốn có trọng tâm, trọng điểm, đầu tư hiệu quả, đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Hiện nay, vốn cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm khoảng 45% trong tổng dư nợ của ngân hàng. Khối các ngân hàng thương mại nhà nước mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ toàn ngành, nhưng lại có mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn khối ngân hàng thương mại cổ phần. Trong năm qua, hoạt động của ngành Ngân hàng được đánh giá là khá thuận lợi, nhiều ngân hàng đạt mức tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận rất cao. Dựa trên cơ sở đó, cũng không ít ngân hàng thương mại đã xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng trong năm 2011 với tốc độ tăng trưởng mạnh, trong đó tập trung mở rộng cho vay nông nghiệp, nông thôn, đồng tài trợ các dự án thủy điện, dự án trồng cao su, khu đô thị, hạ tầng…
Hiện nay, vốn cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm khoảng 45% trong tổng dư nợ của ngân hàng. Khối các ngân hàng thương mại nhà nước mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ toàn ngành, nhưng lại có mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn khối ngân hàng thương mại cổ phần. Trong năm qua, hoạt động của ngành Ngân hàng được đánh giá là khá thuận lợi, nhiều ngân hàng đạt mức tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận rất cao. Dựa trên cơ sở đó, cũng không ít ngân hàng thương mại đã xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng trong năm 2011 với tốc độ tăng trưởng mạnh, trong đó tập trung mở rộng cho vay nông nghiệp, nông thôn, đồng tài trợ các dự án thủy điện, dự án trồng cao su, khu đô thị, hạ tầng…
Với chỉ tiêu đặt ra khá cao như vậy, nhưng buộc phải thắt chặt tín dụng, giảm tăng trưởng dưới 20% theo mục tiêu kiềm chế lạm phát, sẽ có không ít khó khăn cho chi nhánh ngân hàng và một số lĩnh vực kinh tế khi bối cảnh nền kinh tế luôn trong tình trạng “khát” vốn.
Thảo Nguyên