Đối với một bệnh nhân tiểu đường, một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất là kiểm soát lượng đường trong máu. Lượng đường giảm mạnh thường dẫn đến co giật và tổn thương hệ thần kinh.
Đo đường huyết. ẢNH: SHUTTERSTOCK |
Để tránh những biến chứng như vậy, họ được yêu cầu duy trì số lượng trong suốt cả ngày, điều này chỉ có thể đạt được bằng cách lập kế hoạch bữa ăn một cách bài bản.
Từ thời thơ ấu, chúng ta đã biết ba bữa ăn mỗi ngày là rất quan trọng để nhận được tất cả các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động tốt. Nhưng đối với một người mắc bệnh tiểu đường, chỉ 3 bữa ăn lớn mỗi ngày có thể là không đủ.
Phải ăn bao nhiêu bữa mỗi ngày?
Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh hơn như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây, rau củ, sữa không béo hoặc ít béo và thịt nạc. Ảnh: SHUTTERSTOCK |
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn nếu họ ăn các loại carbohydrate trong khoảng thời gian nhỏ trong ngày.
Ăn nhiều bữa cùng một lúc sẽ làm tăng đáng kể lượng đường trong máu, ngay cả khi họ đang dùng thuốc. Những người bị bệnh tiểu đường phải chia đều lượng carbohydrate và glucose của họ trong ngày, thay vì ăn một lượng lớn cùng một lúc.
Nghiên cứu nói gì?
Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 trên Tạp chí Diabetes & Metabolism, tiêu thụ các bữa ăn thường xuyên là một lựa chọn tốt hơn nhiều cho những người bị bệnh tiểu đường.
Kết luận này được đưa ra dựa trên một nghiên cứu được thực hiện trên 47 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Những người tham gia được chia thành ba nhóm: hai nhóm là những người bị tiền tiểu đường, trong khi nhóm thứ ba là những người bị tiểu đường.
Các tình nguyện viên của mỗi nhóm được yêu cầu tuân theo một chế độ ăn kiêng duy trì cân nặng trong 12 tuần, trong đó họ phải ăn 3 hoặc 6 bữa một ngày. Sau 12 tuần, kế hoạch ăn uống của họ đã được hoán đổi.
Vào cuối 24 tuần, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người tham gia ăn các bữa ăn nhỏ hơn và thường xuyên hơn có thể kiểm soát lượng đường trong máu của họ dễ dàng hơn, theo Times of India.
Ưu và nhược điểm của việc ăn uống ít hơn
Các bữa ăn nhỏ hơn giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định. Nó giúp tránh sự thay đổi lớn hơn về đường huyết, thường gặp ở những người chỉ ăn 2 đến 3 bữa một ngày. Bên cạnh đó, nó giúp bạn no lâu hơn và ngăn bạn thưởng thức những thực phẩm không lành mạnh.
Nếu bạn là người đang cố gắng giảm cân thì ăn nhiều bữa nhỏ có thể không phải là ý kiến hay vì bạn có thể dễ dàng ăn nhiều calo hơn. Bạn cần phải khá thận trọng trong trường hợp này.
Những điều quan trọng
Nên ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh hơn như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây, rau củ, sữa không béo hoặc ít béo và thịt nạc.
Lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn là tốt cho tất cả mọi người, bao gồm cả những người bị bệnh tiểu đường.
Hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào, đặc biệt là bữa sáng vì bữa ăn đầu tiên trong ngày giúp khởi động quá trình trao đổi chất của bạn và khiến bạn ít có khả năng ăn quá nhiều sau đó.
Tiếp tục theo dõi lượng đường trong máu để điều chỉnh thuốc và chế độ ăn uống phù hợp, theo Times of India.
Theo Khuê Nguyễn (TNO)