Pháp luật

Tin tức

Nhiều doanh nghiệp dược bị xử lý vì tăng giá thuốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
* Hơn 2% mặt hàng thuốc ở nhà thuốc bệnh viện cao hơn thị trường
Ngày 29-4, TS Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục quản lý dược, Bộ Y tế đã thông báo kết quả kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý giá thuốc tại Hà Nội và TP.HCM.
Theo đó, qua khảo sát ngẫu nhiên 2.491 mặt hàng của 6 nhà thuốc bệnh viện và 8 nhà thuốc xung quanh bệnh viện cho thấy, có 2,22% lượt mặt hàng có giá bán lẻ tại nhà thuốc bệnh viện cao hơn giá bán lẻ tại các nhà thuốc bên ngoài bệnh viện, với tỷ lệ trung bình 6,54%. Khảo sát 726 mặt hàng, có 14 mặt hàng điều chỉnh tăng giá chiếm tỷ lệ 1,93% với tỷ lệ tăng giá trung bình 5,14%, thuốc nhập khẩu có 124 /2.361 mặt hàng được khảo sát tăng giá 5,51%.
Đáng chú ý, cơ quan chức năng đã phát hiện vi phạm về kê khai giá một số mặt hàng thuốc chưa sát thực tế như: Công ty Cổ phần thương mại dược phẩm Đông Nam; Văn phòng đại diện Mega Lifesciences; Văn phòng đại diện Medochemie... Văn phòng đại diện Công ty Dasan Medichem Co.Ltd, Công ty TNHH dược phẩm Việt Pháp...chưa kê khai giá một số mặt hàng thuốc. Công ty TNHH thương mại dược phẩm Huy Minh, Công ty TNHH dược phẩm Nhất Ý; Công ty TNHH dược phẩm Nguyễn Gia; Công ty TNHH dược phẩm Việt Pháp…chưa niêm yết đầy đủ giá thuốc.
Cục quản lý dược sẽ yêu cầu Sở Y tế địa phương tiến hành xử lý doanh nghiệp, đồng thời yêu cầu một số cơ sở rà soát lại giá thuốc để kê khai cho phù hợp, cấp số đăng ký hoặc giấy phép nhập khẩu cho một số cơ sở, xem xét rút giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam  của 1 doanh nghiệp nước ngoài.  
Dịp này, Cục Quản lý dược cũng đã kiểm tra 5 mặt hàng  thuốc là:  Vibovit Bovas; Hemax; Inimod Tablet 30; Lidocef;  Lapaliver mà báo chí phản ánh có tỷ lệ chênh lệch cao giữa giá bán buôn so với giá nhập khẩu.
Theo SGGP

Có thể bạn quan tâm