(GLO)- Thời gian gần đây, có nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai giả mạo tên học sinh để ký khống chiếm dụng những khoản tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo. Sau khi phát hiện, tại huyện Phú Thiện đã có 11 trường xin nộp lại gần 59 triệu đồng.
Trường THCS Trần Quốc Toản- thị trấn Phú Thiện có 1.503 học sinh, trong đó có đến 47% là học sinh dân tộc thiểu số. Khi triển khai thực hiện hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010 của Chính phủ về việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, những học sinh được thụ hưởng chính sách này, được nhận hỗ trợ 70.000 đồng/tháng (nhận đợt đầu là 5 tháng) là nguồn động viên khích lệ rất lớn không riêng gì đối với bản thân các em, mà còn là một nguồn vui lớn cho các bậc phụ huynh.
Chính nhờ nguồn tiền này, các hộ nghèo có thêm điều kiện trang trải cho việc học của con em mình. Số tiền không lớn, nhưng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến sự nghiệp giáo dục ở các vùng khó khăn. Chính vì vậy, trong quá trình rà soát đối tượng học sinh được thụ hưởng, Trường THCS Trần Quốc Toản đã rà soát kỹ lưỡng và phát hiện trong danh sách đã lập ban đầu gửi cho Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội của huyện có 54 em không thuộc đối tượng được thụ hưởng. Trong đó có một số em đã nhận được sự hỗ trợ theo Quyết định 112/QĐ-TTg, ngày 20-7-2007 của Thủ tướng Chính phủ (hỗ trợ học sinh nghèo theo chương trình 135) và Quyết định 101/2009/QĐ-TTg, ngày 5-8-2009 của Thủ tướng Chính phủ (hỗ trợ học sinh thuộc chương trình 135 giai đoạn II). Một số học sinh khác không có hộ khẩu theo quy định và nhiều em đã bỏ học… Số tiền này, Trường đã kịp thời giữ lại, làm giải trình và xin nộp 18.900.000 đồng vào Kho bạc Nhà nước huyện.
Ông Nguyễn Huy Long- Phó hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản cho biết: “ khi triển khai Nghị định 49, Ban giám hiệu nhà trường nhận được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo của huyện, cần phải kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát chính xác đối tượng học sinh được thụ hưởng, nên khi triển khai không gặp khó khăn gì. Ban giám hiệu nhà trường đã mời phụ huynh đến để phổ biến tinh thần Nghị định để phụ huynh hiểu rõ hơn. Thông qua giáo viên chủ nhiệm, số tiền hỗ trợ được phát trực tiếp đến tay phụ huynh; những phụ huynh đi làm xa thì giáo viên có trách nhiệm đến tận nhà phát. Số tiền còn dư là do học sinh nghỉ học, nhà trường tổng hợp được hơn 18 triệu trả lại cho Phòng LĐTBXH huyện…”.
Trường mầm non Tuổi Thơ ở xã Ia Ake, huyện Phú Thiện cũng sớm phát hiện nhiều học sinh đã được hưởng ưu đãi từ nguồn hỗ trợ theo Quyết định 112 và 101, Nhà trường đã kịp thời báo cáo lên cấp trên, xin ý kiến chỉ đạo và làm thủ tục trả lại cho nhà nước hơn 10 triệu đồng.
Ngoài hai trường nói trên, huyện Phú Thiện còn 9 trường khác như: THCS Ngô Gia Tự, THCS Quang Trung: TH Nguyễn Tri Phương, TH Lý tự trọng, TH Ngô Mây; Mẫu giáo Họa Mi, Mẫu giáo 1-6, Mẫu giáo Hoa Mai… cũng đã phát hiện sai sót, kịp thời nộp lại ngân sách nhà nước gần 59 triệu đồng. Việc làm này, ngoài tâm sáng và tinh thần trách nhiệm của những người làm giáo dục của huyện, còn có sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, cũng như việc phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong việc tổ chức rà soát để kịp thời phát hiện những sai sót. Ông Võ Văn Hải- Phó trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Phú Thiện cho biết: “Được sự chỉ đạo của UBND huyện, Phòng LĐTBXH đã phối hợp chặt chẽ với Phòng GD-ĐT và chính quyền các địa phương triển khai thực hiện, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở để các trường tổ chức cấp phát sao cho đúng đối tượng, không để xảy ra tình trạng thất thoát…”.
Sau những tiêu cực về ăn chặn tiền hỗ trợ học sinh nghèo ở trường TH Đinh Tiên Hoàng (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), trường THCS Lương Thế Vinh (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa)… thì việc làm của 11 trường trên địa bàn huyện Phú Thiện là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm và tâm đức của người thầy.
Trường THCS Trần Quốc Toản- thị trấn Phú Thiện có 1.503 học sinh, trong đó có đến 47% là học sinh dân tộc thiểu số. Khi triển khai thực hiện hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010 của Chính phủ về việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, những học sinh được thụ hưởng chính sách này, được nhận hỗ trợ 70.000 đồng/tháng (nhận đợt đầu là 5 tháng) là nguồn động viên khích lệ rất lớn không riêng gì đối với bản thân các em, mà còn là một nguồn vui lớn cho các bậc phụ huynh.
Hỗ trợ cho học sinh nghèo giúp con đường đến trường gần hơn. Ảnh: Lê Anh |
Ông Nguyễn Huy Long- Phó hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản cho biết: “ khi triển khai Nghị định 49, Ban giám hiệu nhà trường nhận được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo của huyện, cần phải kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát chính xác đối tượng học sinh được thụ hưởng, nên khi triển khai không gặp khó khăn gì. Ban giám hiệu nhà trường đã mời phụ huynh đến để phổ biến tinh thần Nghị định để phụ huynh hiểu rõ hơn. Thông qua giáo viên chủ nhiệm, số tiền hỗ trợ được phát trực tiếp đến tay phụ huynh; những phụ huynh đi làm xa thì giáo viên có trách nhiệm đến tận nhà phát. Số tiền còn dư là do học sinh nghỉ học, nhà trường tổng hợp được hơn 18 triệu trả lại cho Phòng LĐTBXH huyện…”.
Trường mầm non Tuổi Thơ ở xã Ia Ake, huyện Phú Thiện cũng sớm phát hiện nhiều học sinh đã được hưởng ưu đãi từ nguồn hỗ trợ theo Quyết định 112 và 101, Nhà trường đã kịp thời báo cáo lên cấp trên, xin ý kiến chỉ đạo và làm thủ tục trả lại cho nhà nước hơn 10 triệu đồng.
Ngoài hai trường nói trên, huyện Phú Thiện còn 9 trường khác như: THCS Ngô Gia Tự, THCS Quang Trung: TH Nguyễn Tri Phương, TH Lý tự trọng, TH Ngô Mây; Mẫu giáo Họa Mi, Mẫu giáo 1-6, Mẫu giáo Hoa Mai… cũng đã phát hiện sai sót, kịp thời nộp lại ngân sách nhà nước gần 59 triệu đồng. Việc làm này, ngoài tâm sáng và tinh thần trách nhiệm của những người làm giáo dục của huyện, còn có sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, cũng như việc phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong việc tổ chức rà soát để kịp thời phát hiện những sai sót. Ông Võ Văn Hải- Phó trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Phú Thiện cho biết: “Được sự chỉ đạo của UBND huyện, Phòng LĐTBXH đã phối hợp chặt chẽ với Phòng GD-ĐT và chính quyền các địa phương triển khai thực hiện, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở để các trường tổ chức cấp phát sao cho đúng đối tượng, không để xảy ra tình trạng thất thoát…”.
Sau những tiêu cực về ăn chặn tiền hỗ trợ học sinh nghèo ở trường TH Đinh Tiên Hoàng (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), trường THCS Lương Thế Vinh (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa)… thì việc làm của 11 trường trên địa bàn huyện Phú Thiện là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm và tâm đức của người thầy.
Lê Anh