Trong ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp 21-HĐND tỉnh khóa IX (9-12), Hội trường 2-9, TP. Pleiku vẫn tiếp tục sôi nổi với các vấn đề thời sự của tỉnh thông qua phần thảo luận chung và chất vấn. Ông Phạm Thế Dũng- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đánh giá: “Các ngành chức năng đã trả lời cơ bản, thỏa đáng những kiến nghị của cử tri”.
Tổng cộng đã có 44 ý kiến của cử tri gửi về chất ở hầu khắp các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh… trong đó có 4 sở ngành đã trả lời chất vấn trực tiếp.
Đã có giải pháp kiềm chế giá
Trả lời chất vấn của Đại biểu Nhữ Đình Thân, TP. Pleiku: “Cơ quan chức năng sẽ làm gì để kiềm hãm giá hàng hóa tăng cao, nhất là các mặt hàng nhu yếu phẩm để đồng bào nghèo trong tỉnh đỡ khổ, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán Tân Mão, Giám đốc Sở Công thương Huỳnh Ngọc Tục cho biết: Sở đã phối hợp với các địa phương, các ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định về đăng ký kê khai, niêm yết giá của các cơ sở kinh doanh. Chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; ngăn chặn việc đầu cơ găm hàng, tăng giá trái quy định, xử lý nghiêm các hành vi trái pháp luật trên lĩnh vực này. Đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu nhân, góp phần ổn định cung-cầu, bình ổn giá, gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tổng kinh phí dự trữ hàng hóa lên đến 1.800 tỷ đồng. Sở đã chỉ đạo Công ty Cổ phần thương mại Gia Lai, siêu thị Co.op Mart chuẩn bị phương tiện đưa hàng phục vụ Tết về vùng sâu. Tổ chức Hội chợ hàng hóa, có sự hỗ trợ của Sở Công thương T.p HCM tiến hành bán các mặt hàng bình ổn giá.
Chất vấn Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Kpă Thuyên, Đại biểu Ksor Oét (Ia Grai) cho rằng chủ trương trồng rừng nghèo là đúng, nhưng vẫn còn bất hợp lý quy trình điều tra, khảo sát, quy hoạch…là một cơ quan chức năng tham mưu cho UBND tỉnh, để xem xét thẩm định. Diện tích khai hoang gây thất thoát kinh phí, nhất là kinh phí đầu tư quản lý, bảo vệ diện tích rừng trồng sao đen. Trả lời chất vấn này, ông Kpă Thuyên nói: “Công tác quy hoạch, điều tra khảo sát, thiết kế, thẩm định hồ sơ chuyển rừng nghèo sang trồng cao su, tiêu chuẩn rừng nghèo được phép chuyển được quy định cụ thể tại Thông tư 58/2009 của Bộ NN và PTNT. Việc quy hoạch đo đạt, khảo sát, thiết kế rừng nghèo sang trồng cao su có sự tham gia của đơn vị tư vấn của Bộ Nông nghiệp; các Sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương, đơn vị chủ rừng”. Vì vậy, việc khảo sát, lập hồ sơ chuyển rừng nghèo sang trồng cao su không chỉ một cơ quan như đại biểu Oét nêu. Riêng diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho Công ty 715 (Binh đoàn 15) khai hoang trồng cao su trong năm 2010 là hơn 564 ha, trong đó có 77,7 ha rừng trồng làm giàu bằng cây sao đen từ năm 1999-2002, nhưng khả năng sinh trưởng không tốt, hiệu quả kinh tế thấp. Toàn bộ số tiền đầu tư trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ diện tích rừng làm giàu là 659.980.843 đồng Công ty 75 đã nộp trả lại ngân sách Nhà nước. Số cây đứng được UBND tỉnh bán cho chủ đầu tư trước khi khai hoang, vì vậy không có sự thất thoát kinh phí.
Thất thoát 5,5 tỷ tiền đấu thầu thuốc; sai phạm gần 1,6 tỷ đồng trong các dự án đầu tư cho ngành Giáo dục và Đào tạo cũng được cử tri cả tỉnh đề nghị giải trình rõ trước kỳ họp. Giải trình vấn đề cử tri đề ra, Giám đốc Sở Y tế Phùng Xuân Quýnh cho rằng: Quy trình lập danh mục thuốc, xác định giá thuốc tuân thủ quy định giá của Cục quản lý dược (Bộ Y Tế). Việc thẩm định dự toán kinh phí mua thuốc, hồ sơ mời thầu, xét công bố thầu đều được các cơ quan liên quan thẩm định. Quy trình thủ tục trên do tổ chuyên gia thẩm định (thuộc Sở y tế) đảm nhận, vì vậy những sai phạm trên thuộc trách nhiệm của Tổ chuyên gia thẩm định này; và hiện tại cơ quan công an đang tiến hành điều tra mức độ sai phạm để có kết luận xử lý. Riêng thất thoát trên lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, theo ông Trịnh Đào Chiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo, UBND tỉnh đã yêu cầu Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo (kiêm trưởng ban điều hành các dự án giáo dục và phát triển giáo dục) có trách nhiệm chỉ đạo thu nộp số tiền gần 1,6 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước; tính đến thời điểm hiện nay, toàn bộ số tiền sai phạm đã được thu hồi.
“Xử lý nghiêm các sai phạm”
Ở cấp độ quản lý cao nhất, ông Phạm Thế Dũng-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã có nhiều phát biểu nhằm làm rõ thêm những vấn đề mà đông đảo cử tri quan tâm. Trước ý kiến tăng trưởng kinh tế của tỉnh cao nhưng chưa bền vững, ông Dũng cho rằng: Từ tài nguyên đất, tỉnh ta đã xây dựng được những vùng chuyên canh cây nông nghiệp, công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao; từ tài nguyên nước tổ chức xây dựng các công trình thủy điện; từ tài nguyên mỏ xây dựng các nhà máy khai thác, chế biến… Tuy nhiên, vì điều kiện khoa học-kỹ thuật hạn chế nên trong một số lĩnh vực tỉnh chỉ mới dừng lại ở việc khai thác và bán nguyên liệu thô, song những bước đi như thế cũng không phải là không vững chắc. Chủ tịch UBND tỉnh cũng giải đáp thêm thắc mắc của một đại biểu: “Vì sao trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2011, chỉ số tăng trưởng kinh tế chỉ dừng ở mức 12,9%, trong khi năm 2010 là 13,2%?”. Theo ông Dũng, năm nay lượng mưa ít, chỉ bằng 80% so với năm ngoái, tỉnh dự lường sẽ thiếu nước sản xuất gây ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp, công nghiệp; ngoài ra nếu tăng chỉ tiêu từ 12,9% lên 13% thì đầu tư xã hội phải tăng 100 tỷ đồng, đây là điều rất khó thực hiện. Vì vậy, mức tăng trưởng 12,9% là phù hợp.
Vấn đề xây dựng cơ bản cũng được ông Dũng đề cập với những than phiền của cử tri về sự chậm trễ, “năm nào cũng chậm”, nguyên do từ năng lực hạn chế của các nhà thầu, các công ty tư vấn, các ban quản lý… Để khắc phục tình trạng này, tỉnh sẽ chỉ đạo các dự án phải được hoàn thành sớm hồ sơ; đồng thời yêu cầu phải chú trọng đến năng lực của công ty tư vấn, có thể thay Ban quản lý nếu thiếu năng lực, nhà thầu nào trễ hẹn thì sẽ không được tham gia đấu thầu, nhận thầu trong những dự án khác… “Sở Kế hoạch- Đầu tư sẽ có trách nhiệm thông báo danh sách các nhà thầu này về các địa phương”- ông Dũng kiên quyết nói. Ngoài ra, những vấn đề “nóng” trong Y tế, Giáo dục, Bảo hiểm xã hội nêu trên cũng đã được UBND tỉnh yêu cầu xử lý nghiêm, hoàn trả những khoản tiền thất thoát.
Tổng cộng đã có 44 ý kiến của cử tri gửi về chất ở hầu khắp các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh… trong đó có 4 sở ngành đã trả lời chất vấn trực tiếp.
Đã có giải pháp kiềm chế giá
Ảnh: Thanh Nhật |
Ảnh: Thanh Nhật |
Thất thoát 5,5 tỷ tiền đấu thầu thuốc; sai phạm gần 1,6 tỷ đồng trong các dự án đầu tư cho ngành Giáo dục và Đào tạo cũng được cử tri cả tỉnh đề nghị giải trình rõ trước kỳ họp. Giải trình vấn đề cử tri đề ra, Giám đốc Sở Y tế Phùng Xuân Quýnh cho rằng: Quy trình lập danh mục thuốc, xác định giá thuốc tuân thủ quy định giá của Cục quản lý dược (Bộ Y Tế). Việc thẩm định dự toán kinh phí mua thuốc, hồ sơ mời thầu, xét công bố thầu đều được các cơ quan liên quan thẩm định. Quy trình thủ tục trên do tổ chuyên gia thẩm định (thuộc Sở y tế) đảm nhận, vì vậy những sai phạm trên thuộc trách nhiệm của Tổ chuyên gia thẩm định này; và hiện tại cơ quan công an đang tiến hành điều tra mức độ sai phạm để có kết luận xử lý. Riêng thất thoát trên lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, theo ông Trịnh Đào Chiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo, UBND tỉnh đã yêu cầu Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo (kiêm trưởng ban điều hành các dự án giáo dục và phát triển giáo dục) có trách nhiệm chỉ đạo thu nộp số tiền gần 1,6 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước; tính đến thời điểm hiện nay, toàn bộ số tiền sai phạm đã được thu hồi.
“Xử lý nghiêm các sai phạm”
Ở cấp độ quản lý cao nhất, ông Phạm Thế Dũng-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã có nhiều phát biểu nhằm làm rõ thêm những vấn đề mà đông đảo cử tri quan tâm. Trước ý kiến tăng trưởng kinh tế của tỉnh cao nhưng chưa bền vững, ông Dũng cho rằng: Từ tài nguyên đất, tỉnh ta đã xây dựng được những vùng chuyên canh cây nông nghiệp, công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao; từ tài nguyên nước tổ chức xây dựng các công trình thủy điện; từ tài nguyên mỏ xây dựng các nhà máy khai thác, chế biến… Tuy nhiên, vì điều kiện khoa học-kỹ thuật hạn chế nên trong một số lĩnh vực tỉnh chỉ mới dừng lại ở việc khai thác và bán nguyên liệu thô, song những bước đi như thế cũng không phải là không vững chắc. Chủ tịch UBND tỉnh cũng giải đáp thêm thắc mắc của một đại biểu: “Vì sao trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2011, chỉ số tăng trưởng kinh tế chỉ dừng ở mức 12,9%, trong khi năm 2010 là 13,2%?”. Theo ông Dũng, năm nay lượng mưa ít, chỉ bằng 80% so với năm ngoái, tỉnh dự lường sẽ thiếu nước sản xuất gây ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp, công nghiệp; ngoài ra nếu tăng chỉ tiêu từ 12,9% lên 13% thì đầu tư xã hội phải tăng 100 tỷ đồng, đây là điều rất khó thực hiện. Vì vậy, mức tăng trưởng 12,9% là phù hợp.
Ảnh: Thanh Nhật |
Nhóm P.V Chính trị- Xã hội
Sông Ba bị ô nhiễm nặng nề là một trong những nội dung được các đại biểu hết sức quan tâm tại phần thảo luận chung. Đại biểu Nguyễn Phú Lộc (đơn vị Kông Chro) cho rằng: Hệ thống nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến đứng chân tại địa bàn thị xã An Khê, Kbang thường thải nước sản xuất ra sông vào lúc… nửa đêm. Hệ quả là nước sông Ban vàng, đục ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Để giảm thiểu nạn ô nhiễm môi trường trên sông Ba, đại biểu Đinh Tuyến Phúc (đơn vị Kbang) đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường công tác giám sát việc khai thác khoán sản trên địa bàn và kiên quyết không cấp phép cho các đơn vị khai thác khi chưa đảm bảo được yếu tố kỹ thuật, đảm bảo vấn đề môi trường.
|