Nguyên nhân do lão hóa, lao động thể lực, chế độ dinh dưỡng, ít vận động hoặc vận động quá mức… Đặc biệt, sự thay đổi của thời tiết như chuyển mùa, nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, khi ẩm ướt như hiện nay lại càng khiến số người mắc bệnh khớp gia tăng, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi hay không
Có rất nhiều nghiên cứu khoa học về điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, nhưng cho đến bây giờ khó có cách nào chữa khỏi viêm khớp dạng thấp. Những phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu để giảm nhẹ các triệu chứng. Thông thường, viêm là có thể chữa lành. Tuy nhiên, trong bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch bắt đầu tấn công cơ thể thay vì bảo vệ nó, làm các khớp xương và các mô bị viêm sau đó trở nên cứng, đau và sưng.
Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người khác nhau và khó chẩn đoán. Có thể đôi khi bệnh của bạn đang hoạt động và lần khác nó không hoạt động. Tuy nhiên khi diễn biến bệnh trở nên nặng thì cơ thể sẽ có các triệu chứng: Sưng, đau và mất sức mạnh ở các khớp bị viêm, cơ thể cảm thấy không khỏe và mệt mỏi, các khớp xương bị cứng không thể cử động, đặc biệt là vào buổi sáng lúc ngủ dậy, hoặc ngồi lâu không cử động.
Các phương pháp điều trị
Có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp. Nhưng phương pháp điều trị thường được sử dụng là: thuốc chống thấp khớp (DMARD), sẽ được điều trị ngay sau khi chẩn đoán để làm chậm quá trình bệnh. Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), có thể được phối hợp với DMARD để giải quyết tình trạng viêm và đau. Thuốc nhóm corticoide, được sử dụng để nhanh chóng làm giảm viêm nhiễm. Thuốc điều trị duy trì để chống viêm giảm đau và hạn chế tái phát.
Các loại thuốc sử dụng điều trị khớp hiện nay đa số đều có tác dụng phụ nguy hiểm đến bệnh nhân, nhất là những người bị bệnh dạ dày, huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Và các loại thuốc này không thể sử dụng lâu dài vì những tác dụng phụ của nó. Cho nên sau một đợt điều trị 5 đến 7 ngày, các bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như: thuốc có nguồn gốc từ đông dược hoặc tăng cường dịch khớp, để điều trị duy trì làm chậm quá trình tái phát của bệnh. Các loại thuốc này tác dụng có thể chậm hơn nhưng điều trị lâu dài và an toàn cho bệnh nhân. Bên cạnh đó kết hợp với các chế độ ăn uống hợp lý, vật lý trị liệu.
Rắn biển - phương thuốc điều trị khớp hiệu quả trong y học phương Đông
Rắn biển có tên khác là đẻn biển, đẹn, hèo, có rất nhiều loài, nhưng chỉ có vài loài được dùng làm thuốc. Từ ngày xưa cha ông ta đã biết sử dụng rắn biển đề điều trị các bệnh về khớp dưới dạng rượu thuốc. Các phân tích hóa học cho thấy trong rắn biển có chứa rất nhiều flavonoid, các a xít amin, nguyên tố vi lượng, a xít cholic, chenodesoxycholic, đây là các liên hợp có tác dụng chống viêm, giảm đau rõ rệt và ngoài ra còn có tác dụng tăng lực, tăng cường sức khỏe.
Một công trình nghiên cứu khoa học quy mô về rắn biển của các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành y dược VN đã thành công trong việc nghiên cứu, chiết xuất từ 4 loại rắn biển: lapemis hardwickii, hidroiphis cyanocinetus, microcephalis gracilis, thalassephina viperina, thành cao rắn biển, được phối hợp với cao hy thiêm (cây hy thiêm có tác dụng giảm đau, chữa gân cốt mềm yếu, tứ chi tê buốt), việc phối hợp này làm tăng tác dụng kháng viêm, giảm đau, chữa trị rất hiệu quả các bệnh: thấp khớp, viêm đa khớp bán cấp, thoái hóa khớp, các chấn thương cơ xương khớp, đau lưng, đau dây thần kinh, nhức mỏi chân tay...
Ở dạng bào chế, các kết quả thử tác dụng lâm sàng cho thấy có tác dụng đặc trị và phối hợp điều trị duy trì làm chậm quá trình tái phát đối với các bệnh cơ xương khớp, tăng cường thể trạng, sức khỏe cho người bệnh.
Được biết hiện nay trên thị trường đang lưu hành một số loại thuốc có nguồn gốc đông dược như: Vitin, Agynax, đặc biệt có loại thuốc Rheumatin (dạng viên bao phim) có thành phần là cao rắn biển và cao hy thiêm đang được rất nhiều người mắc các bệnh về khớp sử dụng.
Mai Thương (theo thanhnien)