Những sai lầm bảo quản thực phẩm Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời tiết nóng ẩm ở nước ta, nếu thực phẩm không biết cách bảo quản dễ bị vi khuẩn, nấm, mốc tấn công, dẫn đến hư hỏng và ngộ độc thực phẩm.

Những ngày Tết, nhiều người dân thường mắc sai lầm trong việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Người dân mua những thực phẩm truyền thống như giò, chả, giò xào, nem chua, bánh chưng,… trước Tết để dự trữ.

 

 


Thời tiết nóng ẩm ở nước ta, thực phẩm dễ bị vi khuẩn, nấm, mốc tấn công, dẫn đến hư hỏng và ngộ độc thực phẩm. Do vậy, người dân không nên tích trữ quá nhiều món ăn, chỉ mua vừa đủ, tránh lãng phí, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Với bánh chưng, bánh tét, người dân thường quan niệm là không nên bảo quản trong tủ lạnh vì dễ bị lại gạo. Thế nhưng vẫn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại thì dùng màng che thực phẩm bao kín, hoặc rán trước khi ăn.

Đối với các loại bánh bị mốc trắng, lên men mùi chua (nhất là ở phần góc bánh) ở lớp vỏ bánh bên ngoài phải cắt bỏ phần bị lên men, mốc và chỉ sử dụng phần không bị hỏng. Giò, chả phải để ở nhiệt độ dưới 25 độ C, giữ được 4 đến 6 ngày. Dưa hành bảo quản ở nơi thoáng mát, khi ăn cần rửa bằng nước sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng.

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học-Công nghệ thực phẩm cho biết: “Những sản phẩm truyền thống như giò, chả, nem… là những thực phẩm ăn ngắn ngày. Với điều kiện tự nhiên là khí hậu lạnh, thực phẩm lâu hỏng, để được khoảng 1 tuần. Nhưng hiện nay hầu hết các gia đình, đặc biệt ở thành phố đều có tủ lạnh. Trong tủ lạnh có 2 ngăn, ngăn trên là ngăn đá, ngăn thứ hai là ngăn lạnh. Những thực phẩm chế biến ăn ngay như giò, chả, bánh chưng, thịt đông phải để ở ngăn mát. Tuy nhiên những thực phẩm đã chín rồi không nên bảo quản quá 1 tuần. Nếu đã cắt ra không nên bảo quản quá 3 ngày”.

Mai Thương   (theo VOV)  

Có thể bạn quan tâm