Kinh tế

Tài chính

Phát huy vai trò tín dụng chính sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tính đến cuối quý II-2015, tín dụng chính sách xã hội đã tăng được 170 tỷ đồng so với đầu năm, nâng mức tổng dư nợ toàn tỉnh lên xấp xỉ 2.970 tỷ đồng. Đây thực sự là tín hiệu lạc quan bởi nhu cầu vốn trong dân, nhất là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.

Hấp thu vốn tốt, sử dụng có hiệu quả để sinh lợi nên nhiều khả năng tăng trưởng tín dụng toàn Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh sẽ đạt mức 300 tỷ đồng ở thời điểm cuối năm nay.

 

 

Ngay từ đầu năm 2015, bám sát định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam và chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”. Đồng thời, tiếp tục tranh thủ tối đa nguồn vốn từ Trung ương, cũng như khai thác nguồn lực huy động tại địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay các chương trình tín dụng theo kế hoạch. Phấn đấu phát huy vai trò là kênh vốn quan trọng, là “bà đỡ” đắc lực cho hàng vạn lượt hộ nghèo-hộ gia đình chính sách có cơ hội  cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo.

Thông qua sự kết nối hoạt động của các tổ tiết kiệm vay vốn Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên từ thành thị đến nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn đã đưa đồng vốn chính sách đến tận tay bà con. Nhờ đó, các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, học sinh-sinh viên... đã thực sự phát huy hiệu quả khi đúng người vay, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đồng vốn Nhà nước được bảo toàn và quay vòng sinh lợi. Theo đánh giá sơ bộ từ lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, với quy mô tín dụng mở rộng gần đạt mức 3.000 tỷ đồng, trong đó cho vay hộ nghèo dư nợ vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng như hiện nay thì các chương trình đã phủ sóng và tiếp cận hầu hết với đối tượng vay có nhu cầu. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là quy mô mở rộng thì chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo ổn định và ngày một nâng cao. Doanh số thu nợ/cho vay chốt đến ngày 30-5 đạt 300 tỷ đồng/420 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ ở mức 0,4%/tổng dư nợ.

 

Theo đánh giá sơ bộ từ lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, với quy mô tín dụng mở rộng gần đạt mức 3.000 tỷ đồng, trong đó cho vay hộ nghèo dư nợ vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng như hiện nay thì các chương trình đã phủ sóng và tiếp cận hầu hết với đối tượng vay có nhu cầu. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là quy mô mở rộng thì chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo ổn định và ngày một nâng cao. Doanh số thu nợ/cho vay chốt đến ngày 30-5 đạt 300 tỷ đồng/420 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ ở mức 0,4%/tổng dư nợ.

Để nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách trong cuộc sống, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 12-3-2015 triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tiếp theo đó, các huyện, thị xã, thành phố đã có văn bản triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW. Đồng thời, ngay đầu tháng 3-2015, Văn phòng Chính phủ có quyết định chính thức cho phép bổ sung Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp huyện. Tất cả các nhân tố này đã góp phần tác động tích cực đến hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội từ tỉnh đến các mạng lưới cơ sở, nhất là khi gắn với vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo cấp xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý vốn vay, đối tượng vay vốn, củng cố chất lượng tín dụng từ những đầu mối nhỏ nhất.

Ở phương diện lãnh đạo Chi nhánh, ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh cho biết: Chúng tôi đánh giá rất cao sự quan tâm của địa phương đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội, nhất là sau khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, tỉnh đã tiếp tục ủy thác 20 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách cho Chi nhánh để triển khai cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Sắp tới đây, 17 huyện, thị xã, thành phố cũng có kế hoạch điều chuyển một phần nguồn vốn sang cho ngân hàng để ủy thác cho vay.

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm