Theo Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 13-1-2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về phát triển các vùng kinh tế động lực giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020 thì quy mô dân số thị xã An Khê đến năm 2020 đạt 7 vạn người, diện tích 32.000 ha. Đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp-dịch vụ chiếm trên 90% và tăng trên 95% vào năm 2020 cùng một số mục tiêu trọng tâm trên lĩnh vực văn hóa xã hội; xây dựng hệ thống chính trị.
Triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là tăng cường quảng bá thu hút đầu tư phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2007-2010 đạt 14,8% cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 53,43%; thương mại-dịch vụ 32,17%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt gần 21,3 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1%. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. An ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội ổn định. Hệ thống chính trị được củng cố.
Các chỉ số tăng trưởng kinh tế-xã hội của thị xã An Khê cho thấy nguồn vốn đầu tư của tỉnh, ngân sách thị xã giai đoạn 2007-2011 với trên 611 tỷ đồng đã phát huy hiệu quả. Song dưới góc nhìn của cơ quan chức năng thì kết quả đạt được chưa xứng tầm với thị xã đang phát triển. Trước hết là tổng thu ngân sách hàng năm-con số phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế An Khê-hiện thấp hơn huyện Kbang, Chư Sê. Lý do là quá trình phát triển luôn đối diện khó khăn về xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách, vốn phát triển… tất cả nằm ngoài khả năng tự quyết của địa phương. Ví dụ để hạn chế lượng xe lưu thông qua nội thị, kiềm chế tai nạn giao thông, phát triển trục kinh tế Tây- Bắc, Đông- Nam và làm động lực kinh tế khu vực phát triển, thị xã đã có dự án xây dựng đường tránh Tây-Bắc và Đông-Nam. Ủy ban Nhân dân thị xã nhiều lần đề nghị Bộ Giao thông- Vận tải xem xét phê duyệt nhưng đến nay dự án mang tầm chiến lược này vẫn giậm chân tại chỗ.
Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển khu- cụm công nghiệp có lợi thế so sánh như chế biến nông-lâm sản, thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng, hệ thống chợ… giữ vai trò căn bản để thực hiện lộ trình phát triển vùng kinh tế động lực. Thế nhưng hiện nay An Khê lại chưa có quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ đầu 2011-2015, quy mô trung tâm thương mại không gánh nổi vai trò đầu mối phân phối hàng hóa cho 9 chợ của thị xã và khu vực; hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp An Bình và Song An chưa có gì. Tỉnh quy định hạn mức đất cấp cho các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp tối đa 1 ha là thấp hơn mức quy định của Bộ Công thương nên không tạo được sức hút các nhà đầu tư. Đặc biệt nguồn nước sông Ba bị ô nhiễm nặng khiến người dân thị xã đối mặt với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và ô nhiễm là rất lớn… Những tồn tại trên chưa được tháo gỡ do thị xã thiếu vốn đầu tư.
Những cái khó của thị xã An Khê nêu ra được lãnh đạo tỉnh, các cơ quan cấp tỉnh ghi nhận. Song thị xã chậm khắc phục những khó khăn, thiếu chủ động xây dựng mối quan hệ để nắm bắt các dự án đầu tư của tỉnh, Trung ương khi tiến hành xây dựng chiến lược phát triển vùng kinh tế động lực của địa phương. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đình Thu cho rằng: An Khê cần tranh thủ sự giúp đỡ của các sở, ngành thúc đẩy thị xã phát triển. Quy trình phát triển phải có quy hoạch, nên thị xã sớm hoàn thành quy hoạch chi tiết; quy hoạch phát triển đô thị phải đi trước một bước đảm bảo nguyên tắc cân bằng sự phát triển khu vực nội thị và vùng sâu, vùng xa. Quy hoạch đến đâu cắm mốc lộ giới đến đó, hạn chế kinh phí giải tỏa đền bù sau này. Quá trình quy hoạch phải tuân thủ nguyên tắc định hướng phát triển lâu dài, không làm theo ý kiến cá nhân. An Khê phải xác định rõ giải pháp thúc đẩy công nghiệp- xây dựng, dịch vụ-thương mại phát triển phù hợp với tiềm năng, lợi thế của thị xã. Trước mắt cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt thi công tuyến đường tránh Tây- Bắc. Phát triển hệ thống chợ theo hướng lấy chợ nuôi chợ. Sớm làm thủ tục điều chỉnh sự thiếu trùng khớp giữa quyết định phê duyệt khu-cụm công nghiệp. Ngoài định suất 6 tỷ đồng Trung ương hỗ trợ cụm công nghiệp, thị xã cần làm rõ tỉnh đầu tư bao nhiêu, thị xã bao nhiêu, xin cơ chế đổi đất lấy hạ tầng cụm công nghiệp. Tăng cường kiểm tra hoạt động của nhà máy chế biến sử dụng nguồn nước sông Ba. Riêng nhà máy chế biến quặng nếu cần đề nghị cơ quan có thẩm quyền đóng cửa vĩnh viễn để đảm bảo lợi ích chung.
Triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là tăng cường quảng bá thu hút đầu tư phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2007-2010 đạt 14,8% cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 53,43%; thương mại-dịch vụ 32,17%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt gần 21,3 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1%. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. An ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội ổn định. Hệ thống chính trị được củng cố.
Ảnh: Thanh Luận |
Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển khu- cụm công nghiệp có lợi thế so sánh như chế biến nông-lâm sản, thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng, hệ thống chợ… giữ vai trò căn bản để thực hiện lộ trình phát triển vùng kinh tế động lực. Thế nhưng hiện nay An Khê lại chưa có quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ đầu 2011-2015, quy mô trung tâm thương mại không gánh nổi vai trò đầu mối phân phối hàng hóa cho 9 chợ của thị xã và khu vực; hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp An Bình và Song An chưa có gì. Tỉnh quy định hạn mức đất cấp cho các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp tối đa 1 ha là thấp hơn mức quy định của Bộ Công thương nên không tạo được sức hút các nhà đầu tư. Đặc biệt nguồn nước sông Ba bị ô nhiễm nặng khiến người dân thị xã đối mặt với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và ô nhiễm là rất lớn… Những tồn tại trên chưa được tháo gỡ do thị xã thiếu vốn đầu tư.
Những cái khó của thị xã An Khê nêu ra được lãnh đạo tỉnh, các cơ quan cấp tỉnh ghi nhận. Song thị xã chậm khắc phục những khó khăn, thiếu chủ động xây dựng mối quan hệ để nắm bắt các dự án đầu tư của tỉnh, Trung ương khi tiến hành xây dựng chiến lược phát triển vùng kinh tế động lực của địa phương. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đình Thu cho rằng: An Khê cần tranh thủ sự giúp đỡ của các sở, ngành thúc đẩy thị xã phát triển. Quy trình phát triển phải có quy hoạch, nên thị xã sớm hoàn thành quy hoạch chi tiết; quy hoạch phát triển đô thị phải đi trước một bước đảm bảo nguyên tắc cân bằng sự phát triển khu vực nội thị và vùng sâu, vùng xa. Quy hoạch đến đâu cắm mốc lộ giới đến đó, hạn chế kinh phí giải tỏa đền bù sau này. Quá trình quy hoạch phải tuân thủ nguyên tắc định hướng phát triển lâu dài, không làm theo ý kiến cá nhân. An Khê phải xác định rõ giải pháp thúc đẩy công nghiệp- xây dựng, dịch vụ-thương mại phát triển phù hợp với tiềm năng, lợi thế của thị xã. Trước mắt cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt thi công tuyến đường tránh Tây- Bắc. Phát triển hệ thống chợ theo hướng lấy chợ nuôi chợ. Sớm làm thủ tục điều chỉnh sự thiếu trùng khớp giữa quyết định phê duyệt khu-cụm công nghiệp. Ngoài định suất 6 tỷ đồng Trung ương hỗ trợ cụm công nghiệp, thị xã cần làm rõ tỉnh đầu tư bao nhiêu, thị xã bao nhiêu, xin cơ chế đổi đất lấy hạ tầng cụm công nghiệp. Tăng cường kiểm tra hoạt động của nhà máy chế biến sử dụng nguồn nước sông Ba. Riêng nhà máy chế biến quặng nếu cần đề nghị cơ quan có thẩm quyền đóng cửa vĩnh viễn để đảm bảo lợi ích chung.
Quang Văn