Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Rà soát, chấn chỉnh việc đưa đồng bào dân tộc thiểu số vào làm công nhân cao su

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thế Dũng về việc thực hiện dự án trồng cao su gắn với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
 

Ảnh: Lương Thanh
Ảnh: Lương Thanh

Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, UBND các huyện và các đoàn thể tại địa phương có dự án trồng cao su phối hợp tập trung thực hiện các giải pháp đưa đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vào làm cao su. Từng huyện nơi có dự án tổ chức hội nghị cùng các sở ngành và doanh nghiệp liên quan để đánh giá những nội dung đạt được, chưa đạt được qua thời gian triển khai dự án, đi sâu phân tích và xác định rõ nguyên nhân tuyển dụng được hoặc không được đồng bào DTTS vào làm cao su để có biện pháp thống nhất nhằm thực hiện có hiệu quả việc đưa đồng bào DTTS tại chỗ vào làm cao su. Rà soát tổng hợp danh sách số đồng bào DTTS tại chỗ trên địa bàn có nhu cầu làm công nhân cao su và đề nghị họ đăng ký giới thiệu cho các doanh nghiệp sử dụng. Các doanh nghiệp triển khai dự án cao su có trách nhiệm ưu tiên nhận đồng bào DTTS tại chỗ vào làm công nhân, trường hợp ngay tại địa bàn không có thì nhận đồng bào ở xã khác, huyện khác, nếu thực tế không thể sử dụng được lao động DTTS tại chỗ (Jrai, Bahnar) thì mới tuyển dụng lao động là người Kinh hoặc người dân tộc khác. UBND huyện có trách nhiệm theo dõi nếu doanh nghiệp không thực hiện theo chủ trương trên thì báo cáo với UBND tỉnh.

Ngoài ra cũng theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, các doanh nghiệp thực hiện dự án trồng cao su khi trồng mới hoặc tái canh cao su phải để lại ít nhất 100 mét đất (tính từ giáp mặt đường trở vào) để phục vụ giãn dân theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh…

Lương Thanh

Có thể bạn quan tâm