Ở thành phố cổ Tikal của người Maya, các nhà khoa học đã choáng váng khi phát hiện một… hệ thống lọc nước dùng thứ công nghệ mà chúng ta tưởng phát minh trong thế kỷ 20.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nature, nhóm khoa học gia đến từ Đại học Cincinnati (Mỹ) đã khai quật được thạch anh và các khoáng chất zeolite trong hồ chứa Corriental, một trong các hồ chứa nước sạch lớn nhất của thành phố.
Dấu vết của các khoảng chất thạch anh và zeolite dùng trong hệ thống lọc nước lộ diện khi khai quật - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp |
Zeolite là một hợp chất tinh thể bao gồm silic và nhôm, có thể được khai thác tự nhiên ở nhiều vùng. Đó là một hợp chất có đặc tính hấp thụ tuyệt vời mà từ hàng ngàn năm trước người La Mã và Hy Lạp đã ứng dụng trong công nghệ làm xi măng. Nhưng công nghệ dùng zeolite thì bấy lâu chúng ta vẫn tin rằng mới được phát minh đầu thế kỷ 20, ở châu Âu và châu Á và vẫn đang được sử dụng rộng rãi ngày nay.
Các bộ lọc cổ đại dùng zeolite của người Maya có tác dụng y hệt hệ thống lọc của người hiện đại: loại bỏ các vi khuẩn có hại, các hợp chất giàu nitơ, kim loại nặng như thủy ngân và một số chất độc hại khác trong nước.
Các nhà khoa học tại hiện trường - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp |
Niên đại của thứ đáng ngạc nhiên này là khoảng 2.000 năm, tức đã tồn tại song song với sự phát triển của thành phố này từ thuở sơ khai cho đến thế kỷ thứ 12. Sốc hơn, nó vẫn… hoạt động tốt.
Theo các tác giả, việc tìm kiếm nguồn nước ở nơi người Maya đạt thành đô vĩ đại này ra rất khó khăn. Thành phố bị bao bọc nởi núi đá vôi, nguồn nước hạn chế, thường xuyên khô cằn và hạn hán. Vì thế họ phải trữ nước rất lâu, dẫn đến nguy cơ nước bị ô nhiễm cao. Từ lâu các nhà khoa học đã không thể hiểu được vì sao họ vẫn phát triển văn minh được trong điều kiện sống như thế.
Công nghệ lọc nước giúp đảm bảo nước sạch thường xuyên này đã giải quyết bí ẩn. Theo các tác giả, nó đóng vai trò lớn trong sự phát triển của Tikal nói riêng và đế chế của người Maya nói chung.
Thu Anh (Theo Independent, Acient Origins/NLĐO)