Tác dụng bất ngờ của mật ong lên bệnh tình dục phổ biến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà khoa học New Zealand đã thử dùng mật ong thay kem kháng virus cho một số bệnh nhân mắc bệnh do virus herpes và thu được kết quả bất ngờ.



Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học BMJ Open của Viện Nghiên cứu Y tế New Zealand đã tìm ra một cách mới chống lại vết loét, mụn rộp quanh miệng do virus herpes gây ra, hoàn toàn tự nhiên, lành tính nhưng hiệu quả không thua gì thuốc: mật ong.

 

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và đã thể hiện tác dụng bất ngờ lên bệnh nhân bị loét, mụn rộp quanh miệng do herpes - ảnh minh họa từ internet

952 người bị loét quanh miệng do herpes đã tham gia thử nghiệm. Họ được chia ra ngẫu nhiên, một số nhận được kem kháng virus aciclovir trộn glycerin, một số nhận kem mật ong trộn glycerin. Bệnh nhân được yêu cầu bôi 5 lần/ngày trong suốt 14 ngày hoặc đến khi vết loét lành hoàn toàn. Hiệu quả mà nhóm dùng thuốc và nhóm dùng mật ong nhận được là như nhau, bao gồm giảm đau và kháng khuẩn nhằm giúp thương tổn mau lành.

Tiến sĩ Alex Semprini, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết kết quả đã chứng minh bệnh nhân bị mụn rộp quanh miệng có thêm một lựa chọn tự nhiên để thay thế. Mật ong được sử dụng trong nghiên cứu là mật ong kānuka, một loài cây tự nhiên ở New Zealand nên chưa rõ nếu các chú ong hút mật từ các loài cây khác, chúng có đem lại tác dụng kỳ diệu đến như vậy hay không. Tuy nhiên, mật ong nói chung từ lâu đã được biết đến với tác dụng kháng khuẩn rất tốt.

Công trình được cho là tin vui cho nhiều người bởi bệnh do virus herpes là dạng bệnh lây truyền qua đường tình dục cực kỳ phố biến. Thống kê của Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính có tới 1/6 người độ tuổi từ 14-49 bị ảnh hưởng bởi herpes. Dòng họ herpes rất đa dạng, nhưng có 2 chủng gây bệnh tình dục phổ biến là HSV-1 (gây mụn rộp quanh miệng) và HSV-2 (gây mụn rộp khu vực sinh dục). HSV-1 phổ biến hơn và dễ lây lan hơn bởi ngoài lây qua việc quan hệ tình dục, nhiều bệnh nhân có thể rước bệnh chỉ qua một vài nụ hôn.

A. Thư (Daily Mail, Science Alert, nld)

Có thể bạn quan tâm