Dù hàng trăm nghìn tỉ đồng nhiều năm qua đã được ưu tiên đổ ra làm mới và nâng cấp cải tạo, tới nay hệ thống đường sá với nhiều đoạn hư hỏng đầy ổ gà, ổ voi trên Tây Nguyên vẫn đang khẩn thiết đòi thêm nguồn vốn khổng lồ …
Đổi mới cơ chế cho đường đỡ nát…
Mỗi năm, từ Tây Nguyên, hàng triệu tấn nông lâm sản cần vận chuyển về các cảng biển Nam- Trung bộ; và gần chừng đó khối lượng hàng hóa từ đồng bằng cần vận chuyển ngược lại. Cộng với nhu cầu đi lại của hơn 6 triệu dân thuộc 5 tỉnh Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, nhu cầu phát triển mạng lưới giao thông các tỉnh Tây Nguyên luôn là nhiệm vụ cấp thiết của các cấp chính quyền.
Hai phương thức vận chuyển chủ yếu của Tây Nguyên là đường bộ và đường hàng không. Về hàng không, cả 3 sân bay Liên Khương (tỉnh Lâm Đồng), Buôn Ma Thuột (tỉnh Đak Lak) và Pleiku (tỉnh Gia Lai), đều cần nâng cấp đường băng lẫn nhà ga, với nguồn vốn đầu tư từ nay đến năm 2015 khoảng 2.300 tỷ đồng.
Về đường bộ, dù nguồn vốn phân bổ từ ngân sách Nhà nước rất hạn chế, nhu cầu vốn đầu tư từ nay tới 2015 ước tới 30.000 tỷ đồng!
Hội nghị đầu tư vào Tây Nguyên được tổ chức tại thị xã Gia Nghĩa (Đak Nông) tháng 10-2011, điệp khúc “một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến Tây Nguyên khó hút đầu tư, bởi hệ thống giao thông yếu kém” lại vang lên! Ông Trần Lê Tuấn, Vụ phó Vụ Kế hoạch và Đầu tư thuộc Bộ GTVT cho biết: Toàn vùng có khoảng 14.700 km quốc lộ, hơn 12.500 km tỉnh lộ và đường nông thôn đang được đầu tư từ các nguồn ODA, ngân sách, trái phiếu Chính phủ, BOT… nhưng do Chính phủ đang triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội nên nhiều dự án bị cắt giảm, giãn tiến độ. Chỉ tính riêng Quốc lộ 14, phần đi trùng với đường Hồ Chí Minh hiện còn thiếu tới hơn 8.000 tỷ đồng…
Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận: Trong năm 2011, giao thông toàn vùng Tây Nguyên được đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng, trong khi nhu cầu thực tế cần đến vài nghìn tỷ. Dự báo các năm tới tình hình cũng tương tự, khó đáp ứng nổi nhu cầu phát triển kinh tế của vùng nếu không tìm ra cơ chế đột phá bằng chính sách đặc thù, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nhận được dự án hiệu suất thu hồi vốn cao. Nếu không, dù có kêu bao nhiêu, đường vẫn cứ…nát.
Xe bạc tỉ bò trên ổ gà, ổ voi
Cả khu vực như một đại công trường toàn đô thị mới, nông thôn mới nên đường sá, hạ tầng thô sơ thiếu, yếu là điều tất nhiên. Cư dân bản địa vốn không lạ gì “những con đường đất đỏ, lượn vòng trên Tây Nguyên” hai mùa nắng bụi mưa bùn. Tuy nhiên, chính những đoạn quốc lộ, tỉnh lộ được Nhà nước xây dựng đẹp đẽ hiện đại đã làm nổi bật sự nhếch nhác loang lổ ở những đoạn đường hư hỏng, xuống cấp nhanh chóng dưới lưu lượng vận chuyển khổng lồ, xe cộ và người tham gia giao thông hàng ngày càng đông đúc tấp nập.
Là đô thị loại I sầm uất nhất Tây Nguyên, nửa năm gần đây từ cửa ngõ phía Bắc và phía Nam muốn vào nội thành Buôn Ma Thuột (Đak Lak), tất cả các loại xe đều phải luồn lách chen nhau băng qua những quãng đường vỡ nát, chi chít hang ổ tạo nên cảnh giao thông hỗn độn trước kia chưa từng thấy. Cũng bởi đó là một đoạn quốc lộ 14 trùng với phần nền mở rộng của dự án đường Hồ Chí Minh, đang thi công thì bị ngắt vốn.
Ông Bùi Trọng Hóa chánh văn phòng Ban An toàn Giao thông tỉnh Đak Lak cho biết: Năm 2011 tỉnh nhiều lần đề nghị doanh nghiệp tạm ứng vốn để “vá” những đoạn đường quá nóng về an toàn giao thông, vài DN đã vui lòng thực hiện dù chưa biết tới bao giờ mới được thanh toán. Nhiều điểm vá chỉ được vài hôm đã lại vỡ, không chịu nổi sức ép của các phương tiện lưu chuyển trên mặt đường. Bộ GTVT đề nghị tỉnh cho dự án đường HCM vay tạm 70 tỉ đồng để hoàn thành các gói thầu dở dang dọc quốc lộ 14 đoạn qua nội thành Buôn Ma Thuột, tỉnh “vét túi” cho ứng được 20 tỉ.
Thượng tá Nguyễn Văn Đức trưởng Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đak Lak cho biết một nghịch lý: Dù kinh tế xã hội đang khó khăn, nhưng số xe đăng ký mới tại Đak Lak vẫn tăng đều. Từ đầu năm đến nay Phòng đã làm thủ tục đăng ký mới cho 2.750 ô tô, 69.777 xe 2 bánh các loại; Nâng tổng số đầu xe toàn tỉnh lên 23.940 ô tô, 731.880 mô tô xe máy, chưa kể hơn năm vạn xe công nông đã bị hạn chế thời điểm lưu thông trên đường. Trong đó, dòng xe sang, giá tiền tỉ trở lên cỡ hai trăm rưởi chiếc. Riêng hiệu Lexuz cũng đã có 30 “con”. Xe càng sang chạy trên mặt đường nát, càng đau…
Đáp lời kêu gọi góp vốn làm đường cùng Nhà nước, Công ty CP Tập đoàn Đức Long- Gia Lai là doanh nghiệp hiếm hoi dám vay và bỏ vốn đầu tư gần 2.900 tỉ đồng để nâng cấp, mở rộng 2 đoạn quốc lộ 14 qua Tây Nguyên dài 132 km. Ai cũng hiểu làm đường với nguồn vốn lớn, thu hồi chậm, chịu lãi cao trong giai đoạn này là lối kinh doanh đầy rủi ro, nên nhiều dự án khác gọi mãi chưa tìm được nhà đầu tư sẵn sàng mạo hiểm. Tỉnh Kon Tum tới nay vẫn chưa khắc phục xong hậu quả về giao thông sau cơn bão số 9 năm 2009, dù đã dốc vốn đầu tư 87 tỷ đồng đến tháng 10-2011 mới sửa chữa và xây thêm được 77 cầu treo, vẫn còn đến 124 mẫu cầu treo đang chờ nguồn tiền chừng 150 tỉ đồng mà chưa biết gõ vào đâu …
Cả Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch cà phê, với dự kiến sản lượng bội thu tăng vọt, trị giá hàng tỉ USD kim ngạch xuất khẩu. Nhìn lượng hàng hóa dồi dào kìn kìn lưu chuyển trên mặt đường nát mỗi ngày, nhiều người đặt câu hỏi : Đến bao giờ lợi nhuận từ nông- lâm- thủy- thổ sản trên vùng đất giàu tài nguyên này mới thu hút đủ giá trị đầu tư, bồi đắp lại cho người dân một hệ thống giao thông thuận tiện ?
Đổi mới cơ chế cho đường đỡ nát…
Mỗi năm, từ Tây Nguyên, hàng triệu tấn nông lâm sản cần vận chuyển về các cảng biển Nam- Trung bộ; và gần chừng đó khối lượng hàng hóa từ đồng bằng cần vận chuyển ngược lại. Cộng với nhu cầu đi lại của hơn 6 triệu dân thuộc 5 tỉnh Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, nhu cầu phát triển mạng lưới giao thông các tỉnh Tây Nguyên luôn là nhiệm vụ cấp thiết của các cấp chính quyền.
Hai phương thức vận chuyển chủ yếu của Tây Nguyên là đường bộ và đường hàng không. Về hàng không, cả 3 sân bay Liên Khương (tỉnh Lâm Đồng), Buôn Ma Thuột (tỉnh Đak Lak) và Pleiku (tỉnh Gia Lai), đều cần nâng cấp đường băng lẫn nhà ga, với nguồn vốn đầu tư từ nay đến năm 2015 khoảng 2.300 tỷ đồng.
Giao thông hỗn độn do đường nát tại cửa ngõ phía Nam TP Buôn Ma Thuột. Ảnh: H.T N |
Hội nghị đầu tư vào Tây Nguyên được tổ chức tại thị xã Gia Nghĩa (Đak Nông) tháng 10-2011, điệp khúc “một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến Tây Nguyên khó hút đầu tư, bởi hệ thống giao thông yếu kém” lại vang lên! Ông Trần Lê Tuấn, Vụ phó Vụ Kế hoạch và Đầu tư thuộc Bộ GTVT cho biết: Toàn vùng có khoảng 14.700 km quốc lộ, hơn 12.500 km tỉnh lộ và đường nông thôn đang được đầu tư từ các nguồn ODA, ngân sách, trái phiếu Chính phủ, BOT… nhưng do Chính phủ đang triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội nên nhiều dự án bị cắt giảm, giãn tiến độ. Chỉ tính riêng Quốc lộ 14, phần đi trùng với đường Hồ Chí Minh hiện còn thiếu tới hơn 8.000 tỷ đồng…
Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận: Trong năm 2011, giao thông toàn vùng Tây Nguyên được đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng, trong khi nhu cầu thực tế cần đến vài nghìn tỷ. Dự báo các năm tới tình hình cũng tương tự, khó đáp ứng nổi nhu cầu phát triển kinh tế của vùng nếu không tìm ra cơ chế đột phá bằng chính sách đặc thù, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nhận được dự án hiệu suất thu hồi vốn cao. Nếu không, dù có kêu bao nhiêu, đường vẫn cứ…nát.
Xe bạc tỉ bò trên ổ gà, ổ voi
Cả khu vực như một đại công trường toàn đô thị mới, nông thôn mới nên đường sá, hạ tầng thô sơ thiếu, yếu là điều tất nhiên. Cư dân bản địa vốn không lạ gì “những con đường đất đỏ, lượn vòng trên Tây Nguyên” hai mùa nắng bụi mưa bùn. Tuy nhiên, chính những đoạn quốc lộ, tỉnh lộ được Nhà nước xây dựng đẹp đẽ hiện đại đã làm nổi bật sự nhếch nhác loang lổ ở những đoạn đường hư hỏng, xuống cấp nhanh chóng dưới lưu lượng vận chuyển khổng lồ, xe cộ và người tham gia giao thông hàng ngày càng đông đúc tấp nập.
Là đô thị loại I sầm uất nhất Tây Nguyên, nửa năm gần đây từ cửa ngõ phía Bắc và phía Nam muốn vào nội thành Buôn Ma Thuột (Đak Lak), tất cả các loại xe đều phải luồn lách chen nhau băng qua những quãng đường vỡ nát, chi chít hang ổ tạo nên cảnh giao thông hỗn độn trước kia chưa từng thấy. Cũng bởi đó là một đoạn quốc lộ 14 trùng với phần nền mở rộng của dự án đường Hồ Chí Minh, đang thi công thì bị ngắt vốn.
Ông Bùi Trọng Hóa chánh văn phòng Ban An toàn Giao thông tỉnh Đak Lak cho biết: Năm 2011 tỉnh nhiều lần đề nghị doanh nghiệp tạm ứng vốn để “vá” những đoạn đường quá nóng về an toàn giao thông, vài DN đã vui lòng thực hiện dù chưa biết tới bao giờ mới được thanh toán. Nhiều điểm vá chỉ được vài hôm đã lại vỡ, không chịu nổi sức ép của các phương tiện lưu chuyển trên mặt đường. Bộ GTVT đề nghị tỉnh cho dự án đường HCM vay tạm 70 tỉ đồng để hoàn thành các gói thầu dở dang dọc quốc lộ 14 đoạn qua nội thành Buôn Ma Thuột, tỉnh “vét túi” cho ứng được 20 tỉ.
Thượng tá Nguyễn Văn Đức trưởng Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đak Lak cho biết một nghịch lý: Dù kinh tế xã hội đang khó khăn, nhưng số xe đăng ký mới tại Đak Lak vẫn tăng đều. Từ đầu năm đến nay Phòng đã làm thủ tục đăng ký mới cho 2.750 ô tô, 69.777 xe 2 bánh các loại; Nâng tổng số đầu xe toàn tỉnh lên 23.940 ô tô, 731.880 mô tô xe máy, chưa kể hơn năm vạn xe công nông đã bị hạn chế thời điểm lưu thông trên đường. Trong đó, dòng xe sang, giá tiền tỉ trở lên cỡ hai trăm rưởi chiếc. Riêng hiệu Lexuz cũng đã có 30 “con”. Xe càng sang chạy trên mặt đường nát, càng đau…
Cả Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch cà phê, với dự kiến sản lượng bội thu tăng vọt, trị giá hàng tỉ USD kim ngạch xuất khẩu. Nhìn lượng hàng hóa dồi dào kìn kìn lưu chuyển trên mặt đường nát mỗi ngày, nhiều người đặt câu hỏi : Đến bao giờ lợi nhuận từ nông- lâm- thủy- thổ sản trên vùng đất giàu tài nguyên này mới thu hút đủ giá trị đầu tư, bồi đắp lại cho người dân một hệ thống giao thông thuận tiện ?
Hoàng Thiên Nga