Những ngày này, cả thế giới đang kỷ niệm lần thứ 66 ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới II (1939-1945). Trung tâm của các hoạt động trọng thể là thủ đô các nước châu Âu, đặc biệt là thủ đô Mátxcơva của Nga.
Theo truyền thống, ở châu Âu, ngày kết thúc Thế chiến II được kỷ niệm vào ngày 8-5, còn ở Nga thì vào ngày 9-5. Lý do là vì Đức quốc xã đã ký văn kiện đầu hàng ngày 8-5-1945 vào lúc 22 giờ 43 phút, mà theo giờ Matxcơva đây là ngày 9-5.
Hôm qua, tại Nga, khoảng 6.000 quân nhân đã được triển khai trong các thành phố xung quanh thủ đô Mátxcơva, tại những nơi mà khoảng 70 sự kiện quy mô lớn sẽ diễn ra nhân ngày kỷ niệm này.
Trước thềm dịp lễ kỉ niệm Ngày Chiến thắng, ở Nga mộ phần của các liệt sĩ Xô viết cũng như quân nhân nước ngoài đều được chăm nom, tu bổ rất cẩn thận. Theo những đánh giá khác nhau, đã có tới 3 triệu binh sĩ và sĩ quan nước ngoài hi sinh ở Nga giai đoạn Chiến tranh Thế giới II cũng như trong các cuộc chiến khác. Mảnh đất Nga trở thành bến đậu cuối cùng của họ.
Năm nay, Ukraine không tổ chức cuộc duyệt binh nhưng khắp nước đã treo lá cờ Đỏ bên Quốc kỳ. Buổi tối sẽ có pháo hoa.
Ở phương Tây không có truyền thống tổ chức những cuộc duyệt binh quy mô mà chỉ tiến hành những hoạt động tưởng niệm những người anh hùng đã hy sinh trong cuộc đấu tranh chống phát-xít.
Trong ngày thứ hai ở thăm Mỹ, Tổng thư ký NATO đã cùng các cựu chiến binh trong Chiến tranh Thế giới II, những người sống sót sau nạn thảm sát người Do thái thời Hitler và đại diện quân sự Mỹ đã tham dự lễ kỷ niệm ngày này tại Washington.
Ở Pháp, theo truyền thống, Tổng thống Nicolas Sarkozy đặt vòng hoa tưởng niệm tại tượng đài Tướng De Gaulle và gặp gỡ với các cựu chiến binh.
Ở Đức ngày này gọi là Ngày ký ức và đau buồn.
Ở Anh, ngày 8-5, các tổ chức cựu chiến binh và tổ chức xã hội tiến hành hoạt động tưởng niệm. Theo truyền thống, ngày 8-5, đại diện của Chính phủ, Hoàng gia, cựu chiến binh quân đội Anh đặt vòng hoa bên mộ chiến sĩ vô danh.
Những lời biết ơn các cựu chiến binh đang vang lên ở các nước Trung Đông, ở Mỹ, Canada, Australia. Ở nhiều quốc gia, con cháu của những người từng chiến đấu chống phát-xít viếng mộ liệt sĩ.
Ở Israel cũng có nhiều cựu chiến binh Chiến tranh Thế giới II. Những ngày này, trên đường phố có thể nghe những bài hát Liên Xô về chiến tranh hát bằng tiếng Do thái. Mấy năm vừa qua, những người Israel xuất thân từ Nga đã dịch lời nhiều bài hát ra tiếng Do thái để thế hệ trẻ của nước này biết rõ và hiểu được tại sao những người già vừa hát vừa khóc.
Ngày hội Chiến thắng được kỷ niệm ở nhiều nước khác nhau. Đặc điểm chung của các hoạt động này là tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử loài người và cứu toàn thế giới khỏi thảm họa phát-xít.
Theo truyền thống, ở châu Âu, ngày kết thúc Thế chiến II được kỷ niệm vào ngày 8-5, còn ở Nga thì vào ngày 9-5. Lý do là vì Đức quốc xã đã ký văn kiện đầu hàng ngày 8-5-1945 vào lúc 22 giờ 43 phút, mà theo giờ Matxcơva đây là ngày 9-5.
Lễ diễu binh hoành tráng diễn ra ở Mátxcơva. |
Trước thềm dịp lễ kỉ niệm Ngày Chiến thắng, ở Nga mộ phần của các liệt sĩ Xô viết cũng như quân nhân nước ngoài đều được chăm nom, tu bổ rất cẩn thận. Theo những đánh giá khác nhau, đã có tới 3 triệu binh sĩ và sĩ quan nước ngoài hi sinh ở Nga giai đoạn Chiến tranh Thế giới II cũng như trong các cuộc chiến khác. Mảnh đất Nga trở thành bến đậu cuối cùng của họ.
Năm nay, Ukraine không tổ chức cuộc duyệt binh nhưng khắp nước đã treo lá cờ Đỏ bên Quốc kỳ. Buổi tối sẽ có pháo hoa.
Ở phương Tây không có truyền thống tổ chức những cuộc duyệt binh quy mô mà chỉ tiến hành những hoạt động tưởng niệm những người anh hùng đã hy sinh trong cuộc đấu tranh chống phát-xít.
Khoảng 70 sự kiện quy mô lớn đang diễn ra tại Nga. |
Ở Pháp, theo truyền thống, Tổng thống Nicolas Sarkozy đặt vòng hoa tưởng niệm tại tượng đài Tướng De Gaulle và gặp gỡ với các cựu chiến binh.
Ở Đức ngày này gọi là Ngày ký ức và đau buồn.
Ở Anh, ngày 8-5, các tổ chức cựu chiến binh và tổ chức xã hội tiến hành hoạt động tưởng niệm. Theo truyền thống, ngày 8-5, đại diện của Chính phủ, Hoàng gia, cựu chiến binh quân đội Anh đặt vòng hoa bên mộ chiến sĩ vô danh.
Những lời biết ơn các cựu chiến binh đang vang lên ở các nước Trung Đông, ở Mỹ, Canada, Australia. Ở nhiều quốc gia, con cháu của những người từng chiến đấu chống phát-xít viếng mộ liệt sĩ.
Ở Israel cũng có nhiều cựu chiến binh Chiến tranh Thế giới II. Những ngày này, trên đường phố có thể nghe những bài hát Liên Xô về chiến tranh hát bằng tiếng Do thái. Mấy năm vừa qua, những người Israel xuất thân từ Nga đã dịch lời nhiều bài hát ra tiếng Do thái để thế hệ trẻ của nước này biết rõ và hiểu được tại sao những người già vừa hát vừa khóc.
Ngày hội Chiến thắng được kỷ niệm ở nhiều nước khác nhau. Đặc điểm chung của các hoạt động này là tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử loài người và cứu toàn thế giới khỏi thảm họa phát-xít.
Theo Dantri