Tối 1-11, Thị trưởng Bangkok, ông Sukhumbhand Paribatra, đã thông báo thêm một số khu vực ở thủ đô phải sơ tán gấp.
Ông Sukhumbhand cũng thông báo thêm một số địa phương cần theo dõi chặt chẽ tình hình lũ lụt như phường Sai-cong-đin và Nam Cong-đin. Bangkok đã thông báo 7 quận phải sơ tán gồm Donmuaeng, Bang Phlat, Saimai, Thawi Vattana, Laksi, Taling Chan và Bangken.
Tại cuộc họp báo, ông Sukhumbhand cũng cho biết, theo Điều 37 và 21 Luật phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai công cộng năm 2007, ông đã ra lệnh cho Giám đốc công an đô thành điều lực lượng cảnh sát bảo vệ nhân viên của thành phố, cấm người dân phá vỡ cửa thoát nước trên con kênh Samwa.
Đề cập biện pháp bảo vệ và sửa chữa bờ bao con kênh Samwa bị dân địa phương phá vỡ, ông Sukhumbhand cho biết: “Tôi đã ra lệnh cho chỉ huy cảnh sát đô thành Bangkok chỉ đạo lực lượng cảnh sát gìn giữ trật tự an toàn và bảo vệ không cho người dân phá vỡ cửa thoát nước ở con kênh Samwa, thiết bị, công trình xây dựng và bao tải cát; cử người bảo vệ nhân viên của thủ đô vào sửa chữa cửa thoát nước này”.
Theo luật này, nếu người nào vi phạm sẽ bị phạt 3 tháng tù cùng với tiền.
Ngày 31-10, người dân sống gần con kênh Samwa, quận Khlong Samwa, thủ đô Bangkok, bức xúc và mệt mỏi phải sống chung với lũ gần 1 tháng đã biểu tình đòi mở rộng thêm cửa xả nước ở con kênh này và đã phá vỡ một đoạn đê. Ngày 1-11, nước trên đường Vibhavadi đã tràn đến trước cửa Đài Phát thanh-Truyền hình Quốc gia Thái Lan và Đài truyền hình Thai PBS.
Bộ Tư lệnh không quân Thái Lan ở sân bay Donmuaeng bị ngập nặng. Theo Tư lệnh không quân Thái Lan, Đại tướng Ithiporn Supawong, hiện khu vực của không quân bị ngập hoàn toàn, mực nước khoảng 1m, máy bay đã được chuyển đi nơi khác. Không quân đã điều chỉnh kế hoạch làm việc, chuyển 13.000 quân đang làm việc ở sân bay Domuaeng đến các đơn vị khác.
Chính phủ Thái Lan đang nỗ lực cứu 20 quận chưa bị ngập. Ngày 1-11, các bao cát khổng lồ được chở bằng tàu hỏa đã được đưa tới ngăn dọc kênh Rangsit- Muang Ake. Tính đến thời điểm này, người dân ở 30 quận của thủ đô Bangkok phải sống chung với lũ.
Ông Sukhumbhand cũng thông báo thêm một số địa phương cần theo dõi chặt chẽ tình hình lũ lụt như phường Sai-cong-đin và Nam Cong-đin. Bangkok đã thông báo 7 quận phải sơ tán gồm Donmuaeng, Bang Phlat, Saimai, Thawi Vattana, Laksi, Taling Chan và Bangken.
Tối 1-11, Thị trưởng Bangkok, ông Sukhumbhand Paribatra, đã thông báo thêm một số khu vực ở thủ đô phải sơ tán gấp. |
Đề cập biện pháp bảo vệ và sửa chữa bờ bao con kênh Samwa bị dân địa phương phá vỡ, ông Sukhumbhand cho biết: “Tôi đã ra lệnh cho chỉ huy cảnh sát đô thành Bangkok chỉ đạo lực lượng cảnh sát gìn giữ trật tự an toàn và bảo vệ không cho người dân phá vỡ cửa thoát nước ở con kênh Samwa, thiết bị, công trình xây dựng và bao tải cát; cử người bảo vệ nhân viên của thủ đô vào sửa chữa cửa thoát nước này”.
Ngày 31-10, người dân sống gần con kênh Samwa, quận Khlong Samwa, thủ đô Bangkok, bức xúc và mệt mỏi phải sống chung với lũ gần 1 tháng đã biểu tình đòi mở rộng thêm cửa xả nước ở con kênh này và đã phá vỡ một đoạn đê. Ngày 1-11, nước trên đường Vibhavadi đã tràn đến trước cửa Đài Phát thanh-Truyền hình Quốc gia Thái Lan và Đài truyền hình Thai PBS.
Bộ Tư lệnh không quân Thái Lan ở sân bay Donmuaeng bị ngập nặng. Theo Tư lệnh không quân Thái Lan, Đại tướng Ithiporn Supawong, hiện khu vực của không quân bị ngập hoàn toàn, mực nước khoảng 1m, máy bay đã được chuyển đi nơi khác. Không quân đã điều chỉnh kế hoạch làm việc, chuyển 13.000 quân đang làm việc ở sân bay Domuaeng đến các đơn vị khác.
Chính phủ Thái Lan đang nỗ lực cứu 20 quận chưa bị ngập. Ngày 1-11, các bao cát khổng lồ được chở bằng tàu hỏa đã được đưa tới ngăn dọc kênh Rangsit- Muang Ake. Tính đến thời điểm này, người dân ở 30 quận của thủ đô Bangkok phải sống chung với lũ.
Theo TTXVN