Văn hóa

Văn học - Nghệ thuật

Tiểu thuyết “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn sẽ lên phim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều khả năng, diễn viên Phạm Băng Băng sẽ thủ vai nữ chính cho bộ phim này.
 

 Bìa cuốn sách
Bìa cuốn sách "Báu vật của đời" và nhà văn Mạc Ngôn.

“Báu vật của đời” là một trong những tác phẩm thành công nhất của nhà văn nổi tiếng Mạc Ngôn. Cuốn sách đã mang về cho ông giải thưởng Nobel văn học gây nhiều tranh cãi. Trước đó, dự án chuyển thể cuốn tiểu thuyết sang phim đã được xây dựng nhưng do nhiều lý do khách quan mà không được hoàn thành.

Hiện tại, Hãng phim Hoa Nghị Huynh đệ kết hợp với hai hãng phim khác đang thảo luận với tác giả Mạc Ngôn để xây dựng kịch bản cho phim “Báu vật của đời”. Nhiều khả năng, nữ diễn viên Phạm Băng Băng sẽ đảm nhiệm vai nữ chính Lỗ Toàn Nhi.

Mấy năm gần đây, Phạm Băng Băng luôn là lựa chọn lý tưởng cho nhiều dự án phim điện ảnh vì khả năng biến hóa, đa dạng trong diễn xuất và vẻ ngoài thu hút. Hình tượng của cô rất phù hợp với nhân vật chính Lỗ Toàn Nhi - một cô gái ở vùng quê Cao Mật (Trung Quốc), xinh đẹp, dịu dàng và tràn đầy sức sống nhưng số phận lại bất hạnh.

Thoát khỏi tục bó chân, năm 17 tuổi, Lỗ Toàn Nhi được gả vào nhà Thượng Quan. Dù là con dâu trong gia đình khá giả nhưng thực chất, Lỗ Toàn Nhi chỉ giống một kẻ tôi tớ. Người chồng bất tài, vũ phu lại bất lực trong chuyện chăn gối khiến cho mọi sự hành hạ và niềm khao khát có con nối dõi tông đường đổ lên đầu Toàn Nhi. Luồn lách những thành kiến của xã hội, Toàn Nhi phải đi “xin giống” của những người đàn ông xa lạ và sinh cho nhà Thượng Quan 9 đứa con (8 gái, 1 trai).

Nếu nhận lời đóng vai Lỗ Toàn Nhi, Phạm Băng Băng sẽ phải diễn nhiều "cảnh nóng". Cô cũng sẽ phải nhận nhiều áp lực từ phía công chúng với vai diễn phá vỡ những thành kiến của xã hội cũ. Trước “Báu vật của đời”, một tác phẩm khác của nhà văn Mạc Ngôn là "Cao lương đỏ" cũng đã được dựng thành phim do Trương Nghệ Mưu làm đạo diễn, diễn viên Củng Lợi vào vai chính Phượng Liên.

Bộ phim mở đầu cho xu hướng các đạo diễn thế hệ thứ năm của điện ảnh Trung Quốc khai thác chất liệu văn hóa dân tộc mình để tạo nên nét khác biệt. “Cao lương đỏ” đã dành được giải Gấu vàng tại LHP Berlin năm 1988.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm