Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Quốc phòng

Tổng kết việc giải mã ký hiệu, phân hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO- Sáng 11-7, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Chỉ thị số 07/CT-BQP ngày 22-3-2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Thượng tướng Nguyễn Thành Cung-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị.
 

Ảnh: Anh Huy

Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng, sau 4 năm thực hiện, nhiệm vụ giải mã cơ bản hoàn thành các nội dung đặt ra, toàn bộ hệ thống tổ chức của quân đội từ ngày thành lập đến nay đã được tái dựng tương đối cụ thể từ cấp đại đội đến tiểu đoàn (kể cả những đơn vị đã giải thể). Thông tin đơn vị đã được thể hiện chi tiết theo thời gian khi có sự thay đổi về quy mô tổ chức, phiên hiệu, ký kiệu, mật danh, địa điểm đóng quân đối với tất cả các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Mặt trận, Binh đoàn, Bộ đội Biên phòng với nhiều loại hình tổ chức, quy mô khác trong các thời kỳ của chiến tranh với tổng số đơn vị được tái dựng là 29.676 đơn vị giải mã (đại đội và tương đương), trong đó có 296.568 dòng thông tin giải mã; cùng với 131.558 phiếu cung cấp thông tin giải mã của Hội Cựu chiến binh với 208.924 thông tin giải mã, 36.959 thông tin về liệt sĩ; tổng hợp 4.083 thông tin về phiên hiệu 4 số, 5 số và hàng chục ngàn hòm thư, ký hiệu các đơn vị qua các thời kỳ, giai đoạn chiến tranh. Toàn bộ dữ liệu báo cáo trên được chuẩn hóa và tích hợp trên phần mềm điện tử để cung cấp cho các địa phương, đơn vị khai thác, sử dụng.

Kết quả giải mã là cơ sở để nối dài lịch sử các đơn vị một cách có hệ thống và khoa học đối với từng đơn vị nói riêng và quân đội nói chung trong những năm tiếp theo. Đồng thời đây cũng là cơ sở để các đơn vị và các cơ quan chức năng giải quyết những chính sách tồn đọng sau chiến tranh nhất là với các đồng chí tham gia chiến đấu khi về địa phương bị thất lạc, mất mát giấy tờ, hồ sơ quân nhân.

Theo số liệu tổng hợp từ các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng đến thời điểm hiện nay, cả nước có trên 1.140.000 liệt sĩ, trong đó đã quy tập được 900.000 hài cốt về các nghĩa trang và hiện còn lại hơn 214.000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt. Do đó, Hội nghị đã thảo luận và đề ra nhiệm vụ giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị trong thời gian tới gắn liền với đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, trong đó tập trung một số nội dung: tiếp tục triển khai nhiệm vụ giải mã với cách làm sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương; tập huấn sử dụng phần mềm quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu giải mã…

Anh Huy

Có thể bạn quan tâm