Một tàu hải cảnh Trung Quốc tuần tra gần bãi cạn Scarborough. Ảnh: Getty |
Hòn đảo có bờ biển phía tây tiếp giáp Biển Đông và là đảo lớn của Philippines nằm gần quần đảo Trường Sa nhất.
Quyết định bổ nhiệm là "một phần kế hoạch điều chỉnh nhân sự lãnh đạo và vị trí then chốt trong quân đội, cần thiết để thích ứng với môi trường an ninh biến động và ứng phó hiệu quả các thách thức mới nổi", theo thông cáo từ quân đội Philippines.
Quân đội cho đây là "quyết định hành chính", tuy nhiên theo Rappler sâu xa liên quan trực tiếp đến phó đô đốc Alberto Carlos, cựu chỉ huy Wescom- tâm điểm bê bối bị ghi âm thỏa hiệp với một nhà ngoại giao Trung Quốc. Ông Carlos đang được quân đội Philippines cho "tạm nghỉ vì việc cá nhân".
Giới chức Trung Quốc mô tả đoạn ghi âm cho thấy ông Carlos đã đồng ý "mô hình mới" trong quản lý căng thẳng và các hoạt động tiếp tế ở bãi cạn Cỏ Mây, nơi Philippines có tiền đồn là tàu chiến mắc cạn BRP Sierra Madre.
Thượng viện Philippines chuẩn bị mở cuộc điều tra về sự việc. Các nghị sĩ đặt nghi vấn những nhà ngoại giao Trung Quốc lén ghi âm trao đổi với quan chức quân đội. Bộ Ngoại giao Philippeins đã tuyên bố sẽ điều tra "những hoạt động trái pháp luật" của nhà ngoại giao nước ngoài tại Philippines.
Cùng ngày 18/5, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos cho biết nước này đang phải đối mặt với "sự coi thường trắng trợn các nguyên tắc được quốc tế chấp nhận".
"Chống lại những kẻ xâm nhập không tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta, chúng ta sẽ bảo vệ mạnh mẽ những gì là của mình", AFP dẫn lời ông Marcos nói trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp Học viện Quân sự Philippines.
Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo Luzon của Philippines khoảng 220 km (120 hải lý) về phía tây và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 1.000 km (590 hải lý) về phía đông.
Mối quan hệ của Philippines với Trung Quốc đã xấu đi trong năm qua vào thời điểm Manila đang mở rộng mối quan hệ quốc phòng lâu đời với Mỹ dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.
Philippines giảm tần suất tổ chức các cuộc tập trận chung trên không và trên biển ở Biển Đông dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte - người ủng hộ quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh và coi các hoạt động quốc phòng với Washington là khiêu khích.